Đề phòng biến chứng vết bớt trái dâu ở trẻ

16/08/2012 09:24 GMT+7

(TNO) Các nhà khoa học tại Mỹ phát hiện vết bớt trái dâu nên được điều trị sớm để tránh tác hại lâu dài.

(TNO) Các nhà khoa học tại Mỹ phát hiện vết bớt trái dâu nên được điều trị sớm để tránh tác hại lâu dài, theo Science Daily.

Vết bớt trái dâu ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là “hemangiomas” phát triển nhanh hơn nhiều người vẫn nghĩ.

“Hemangiomas” là loại u phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Chúng xuất hiện trong tuần đầu tiên sau sinh và phát triển khi trẻ lớn lên.

Biến chứng có thể gặp là sự biến dạng thường xuyên của bề mặt hoặc làm tổn thương các bộ phận quan trọng của cơ thể.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng khám Mayo và Bệnh viện đại học California (Mỹ) tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra khi nào thì các vết bớt “hemangiomas” phát triển nhanh nhất.

Dựa vào hình ảnh của 30 trẻ sơ sinh có vết bớt này ở độ tuổi từ khi mới sinh đến 3 tháng, các nhà khoa học phân tích màu sắc, độ dày và sự biến dạng của chúng. Họ phát hiện, các vết bớt phát triển nhanh nhất trong khoảng từ 5 tuần rưỡi đến 7 tuần rưỡi.

Nghiên cứu cũng lưu ý các vết bớt “hemangiomas” có nguy cơ biến chứng cao nên trẻ cần được đưa đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu cần phải điều trị, trẻ có thể được cho dùng thuốc và cắt bỏ bằng tia la-ze.

Đức Trí

>> Tạo mối liên kết với trẻ sơ sinh
>> Thú cưng giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ mắc bệnh
>> Mất nước ở trẻ sơ sinh
>> Bệnh đái tháo đường “tấn công” trẻ sơ sinh
>> Trẻ sơ sinh khó ngủ
>> Giúp trẻ sơ sinh ngủ tốt

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.