Theo đó, ông Trần Văn Trí (chồng bà Diệu Hiền) làm tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật; SHB được đăng ký là cổ đông sở hữu 25 triệu cổ phần bằng 50% vốn điều lệ của Bianfishco (thay thế bà Diệu Hiền).
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB, cho biết sau khi nắm giữ 50% vốn điều lệ, SHB sẽ phối hợp cùng DATC và Bianfishco xây dựng phương án tái cấu trúc công ty. Phương án được đưa ra là SHB sẽ tham gia vào quản trị, điều hành mọi hoạt động tại Bianfishco, tập trung phát triển kinh doanh, quản lý tài chính và kiểm soát chi phí thị trường đầu vào và ra.
Trả lời câu hỏi của nhiều PV là bao giờ SHB sẽ thay mặt cho Bianfishco trả nợ cho nông dân, ông Lê cho biết sau khi tham gia chính thức, SHB sẽ căn cứ vào việc đối chiếu công nợ lần cuối với các hộ nông dân để có kế hoạch cho Bianfishco vay tiền trả trước 30% cho các hộ nông dân cùng các khoản nợ nhỏ lẻ trong tháng 9, sau đó sẽ có kế hoạch cho Bianfishco vay trả tiếp.
|
Riêng các khoản vay của ngân hàng, SHB sẽ tiếp tục đàm phán đồng thời tiến hành kiểm toán độc lập, thẩm định lại tài sản Bianfishco theo đúng quy trình, sau đó mới có thể giải ngân tiếp cho Bianfishco vay để trả nợ và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện chủ nợ là các ngân hàng, tổ chức kinh tế đã đồng ý khoanh nợ, giảm lãi, miễn lãi đối với các khoản nợ của Bianfishco trong thời gian 3 năm; riêng các chủ nợ lớn sẽ đàm phán chuyển nợ thành vốn góp khi Bianfishco tăng vốn điều lệ. Với cơ cấu như trên, SHB dự kiến trong năm 2013, Bianfishco sẽ đi vào hoạt động ổn định.
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về việc SHB chiếm 50% vốn cổ đông tại Bianfishco có trái luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Lê khẳng định: "SHB không phải bỏ vốn đầu tư vào Bianfishco mà chỉ là người thực hiện theo ủy quyền của Công ty Hồ Mây để quản lý 25 triệu cổ phiếu mà bà Diệu Hiền đã bán, do vậy SHB không vi phạm luật hay làm trái với thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước".
Ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng Trường đại học Mở TP.HCM - cho biết, theo quy định một ngân hàng không thể tham gia quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp mà họ góp vốn. Trong trường hợp SHB tham gia vào Công ty Bình An thông qua một công ty khác ủy quyền cho SHB thì xem ra không vi phạm quy định này. Tuy nhiên trao đổi với PV Thanh Niên, luật sư Nguyễn Kỳ Việt, Văn phòng luật sư Việt Chương (Đoàn luật sư TP.Cần Thơ) cho rằng, nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ cấp cho Bianfishco ghi rõ SHB là cổ đông chiếm 50% cổ phần của Bianfishco là vi phạm luật Các tổ chức tín dụng và thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Nếu SHB cho rằng chỉ là người đại diện theo ủy quyền của 25 triệu cổ phiếu mà bà Diệu Hiền đã bán cho Công ty Hồ Mây thì trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần buộc vẫn phải ghi tên cổ đông là Công ty Hồ Mây chứ không thể là SHB. Nếu ghi cổ đông SHB là vi phạm việc giới hạn góp vốn mà luật đã quy định.
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 Điều 129. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần 1. Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực quy định tại khoản 4 điều 103 của luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp. |
Mai Trâm - T.X
>> Công bố sáp nhập Habubank và SHB
>> Cổ đông được lợi khi sáp nhập HBB vào SHB
>> Đình chỉ công tác GĐ SHB chi nhánh Khánh Hòa
>> SHB ký thỏa thuận hợp tác với 2 tập đoàn lớn
Bình luận (0)