Hàng chục loại dược phẩm sẽ bị biến đổi tác dụng khi có mặt cà phê, nhất là những thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp, kháng trầm cảm, các hormone estrogen, các thuốc trị loãng xương...
Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 cho thấy những người uống cà phê trong khoảng thời gian ngắn trước hoặc sau khi uống thuốc levothyroxine (điều trị bệnh nhược giáp) thì dược phẩm này bị giảm hấp thu tới 55%, với thuốc loãng xương alendronate sẽ giảm hấp thu tới 60%...
Một số dược phẩm lại có tác dụng giữ cà phê trong cơ thể lâu hơn. Các loại kháng sinh, thuốc ngừa thai, thuốc kháng trầm cảm sẽ “khóa” một loại enzyme có tên là CYP1A2 khiến cà phê không chuyển hóa mà sẽ lưu lại trong cơ thể lâu hơn vài giờ so với lúc không dùng dược phẩm, làm giảm hiệu lực của thuốc. Cà phê ở lâu trong cơ thể sẽ làm tăng nhịp tim, gây mệt mỏi.
Vì vậy, nếu không thể bỏ thói quen uống cà phê thì hãy hỏi dược sĩ loại thuốc mà bạn dùng sẽ phải cách xa khi uống cà phê là bao lâu vì mỗi loại thuốc mỗi khác, không có quy luật chung nào.
Theo Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường / Người Lao Động
>> Dự đoán tác dụng phụ của dược phẩm
>> Dược phẩm từ vỏ cua
>> Botox - Độc tố trở thành dược phẩm
>> Biến thuốc lá thành dược phẩm
>> Sản xuất dược phẩm theo công nghệ tiên tiến
>> “Cai nghiện” cà phê
Bình luận (0)