Việt Nam xếp thứ 12/22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới và xếp thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh nhân lao đa kháng thuốc cao nhất. Thống kê của ngành y tế cho thấy mỗi năm, nước ta có tới 200.000 bệnh nhân mắc lao mới và số người chết là 30.000 người.
Người bị bệnh lao, ngoài việc tích cực dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng và món ăn hợp lý cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao kết quả điều trị và phục hồi thể lực.
|
Những món ăn rất có ích cho bệnh nhân lao trong quá trình điều trị như sau:
- Quả óc chó hấp hồng khô: Nguyên liệu gồm quả óc chó và hồng khô, mỗi loại 100 g, cùng cho vào 1 tô chưng cách thủy đến chín, ăn trong ngày.
- Cháo bo bo với táo đỏ: Dùng gạo nếp với lượng vừa đủ, bo bo (ý dĩ) 30 g, táo đỏ 8 quả. Tất cả rửa sạch, cùng cho vào nồi nấu cháo, ăn tùy ý.
- Hồng khô trộn trứng gà: Lấy 20 g quả hồng khô thái nhuyễn rồi cho vào chén, đập thêm vào 1 quả trứng gà, trộn đều và hãm với nước sôi, ăn tùy ý, ngày 1 lần.
- Cao lê và củ sen: Lấy 1 quả lê tươi rửa sạch, gọt vỏ và bỏ hạt, thêm vào 30 g củ sen tươi đã rửa sạch và gọt vỏ. Hai thứ thái nhuyễn, thêm 15 g đường trắng vào và ninh thành dạng cao. Dùng uống với nước ấm, ngày 2 lần.
- Cá chạch nấu tỏi: Dùng 1 củ tỏi đã lột vỏ, cá chạch 2 con bỏ nội tạng và rửa sạch. Tất cả cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ để nấu thành canh, ăn ngày 1 lần.
- Canh cá chép nấu táo đỏ: Dùng 1 con cá chép đã cạo vẩy, bỏ nội tạng, rửa sạch cùng 10 quả táo đỏ bỏ hột. Cho tất cả vào nồi nấu thành canh, ăn cách ngày 1 lần.
Ngoài ra, kinh nghiệm cho thấy có 4 món ăn sau đây rất dễ chế biến, nguyên liệu dễ tìm mà lại rất tốt cho người bệnh lao:
- Phổi heo hầm hoa lựu: Chế biến với nguyên liệu là hoa lựu trắng 30 g rửa sạch; phổi heo 30 g rửa sạch, ép ra nước và máu. Cho tất cả vào nồi với lượng nước vừa đủ và nấu chín, ăn ngày 2 lần.
- Râu bắp nấu mật ong: Nguyên liệu gồm 60 g râu bắp (ngô) và 30 g mật ong. Cho vào nồi với lượng nước vừa phải và nấu chín, ăn ngày 1 lần.
- Vịt già hầm đông trùng hạ thảo: Nguyên liệu gồm 10 g đông trùng hạ thảo, 1 con vịt già, nước xương hầm và gia vị vừa đủ. Làm sạch vịt, bỏ ruột và phủ tạng, thả vào nồi nước sôi chần qua, vớt ra để nguội. Rửa sạch đông trùng hạ thảo bằng nước ấm rồi rạch da cổ vịt nhét vào một ít, lấy chỉ may lại. Số đông trùng hạ thảo còn lại và hành, gừng nhét vào bụng vịt. Đặt vịt vào âu, đổ nước xương vào cùng muối, hạt tiêu, rượu vang. Dùng giấy bóng kính bịt kín miệng âu rồi cho vào nồi hấp, dùng lửa to đun sôi trong 2 giờ. Sau đó nêm hành, gừng, gia vị vừa miệng, ăn hết trong ngày.
- Bách hợp nấu mía: Nguyên liệu là tỏi rừng (bách hợp) 60 g, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi với nước rồi nấu chín, đổ nước mía và nước vắt cà rốt (mỗi thứ nửa ly), trộn đều. Uống vào buổi sáng và chiều, ngày dùng 1 thang, rất tốt cho người mắc bệnh lao phổi do hư nhiệt.
Hai món cho người đang hồi phục Với người mắc bệnh lao mà bệnh đã đỡ, sức khỏe đang hồi phục thì nên dùng 2 món sau đây: - Thịt heo hầm củ sen: Nguyên liệu gồm thịt heo và củ sen mỗi thứ vừa đủ, rửa sạch thái lát, cho vào nồi hầm chín. - Phổi heo tiềm hạnh nhân: Chế biến bằng cách lấy một cặp phổi heo rửa sạch, ép ra nước và máu, thái lát cho vào nồi và thêm nước, đổ hạnh nhân vào vừa đủ và nấu chín. |
Theo Lương y Vũ Quốc Trung / Người Lao Động
>> Bệnh lao dễ làm đột quỵ
>> Kháng sinh mới rút ngắn thời gian trị bệnh lao
>> 20 ngàn người tử vong do bệnh lao mỗi năm
>> Vitamin D giúp ngừa bệnh lao
>> Tăng tốc trị bệnh lao
>> Phương pháp chẩn bệnh lao mới
>> Phương pháp mới điều trị bệnh lão hóa trước tuổi
>> Phát hiện mới về bệnh lao
>> Ăn tỏi ngừa bệnh lao
Bình luận (0)