>> Khả năng voi chết do bị đầu độc
>> Đừng để đàn voi chết sớm
|
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, nhiếp ảnh gia Lê Văn Thao kể lại: “Sau nhiều ngày lặn lội, chúng tôi thấy những dấu hiệu đàn voi tan rã, tản ra thành những toán nhỏ nên đành phải rút về buôn chờ với hy vọng đàn voi sẽ sớm tập hợp lại trong những ngày tới”.
Thế nhưng, tin dữ đã đến sau đó. Qua thông báo của người dân, ngày 26.8, nhiếp ảnh gia Lê Văn Thao đã tìm đến Vườn quốc gia Yok Đôn. "Tại tiểu khu 257, dưới cơn mưa tầm tã. Con voi đực bị vạt hết mặt, cắt vòi, đục hàm trên để lấy ngà”, ông Thao cho biết.
Trước đó, ông Thao cùng nhóm Enter Việt Nam đã ra một cuốn sách về voi tại Yok Đôn có tên “Những người bạn lớn” với thông điệp: “Đừng để voi chỉ còn là ký ức".
Về vấn đề bảo tồn voi ở Tây Nguyên, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng từng lên tiếng cảnh báo: “Đừng để voi không còn nữa, để khi con cháu chúng ta làm phim về thời Hai Bà Trưng thì phải sang nước ngoài để thuê voi”.
|
Vườn quốc gia Yok Đôn được thành lập năm 1992, diện tích hơn 100.000 ha, là rừng quốc gia rộng nhất Việt Nam. Đặc biệt, với hệ thực vật phù hợp với loài voi, nơi đây được coi là "thiên đường cuối cùng" của loài voi rừng. Vào mùa mưa tại vườn quốc gia Yok Đôn, có khoảng 30 đến 40 cá thể voi, có lúc tập hợp thành đàn, có lúc chia làm nhiều toán nhỏ cư trú trong rừng.
Trinh Nguyễn
Ảnh: Lê Văn Thao
>> Hai voi rừng bị giết trộm lấy ngà
>> Hai voi rừng chết do săn trộm
>> Voi rừng quần nát hoa màu
>> Voi rừng lại về phá hoại hoa màu
>> Voi rừng đại náo khu dân cư
>> Đàn voi rừng kéo về phá hoại hoa màu
>> Voi rừng ra đường "quậy
>> Vị giáo sư suốt đời với rừng
Bình luận (0)