Hôm qua, Tân Hoa xã bất ngờ đưa tin Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu ngày 14.9 ra lệnh các lực lượng quân đội nước này chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu với Nhật Bản. Đồng thời, một số tướng lĩnh từng nổi tiếng với giọng điệu quá khích cũng tuyên bố phải “bẻ gãy” các nỗ lực xâm phạm “chủ quyền” của Trung Quốc tại vùng biển Hoa Đông. Những người này gồm thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hiệp hội Văn hóa chiến lược Trung Quốc; thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó tổng thư ký Viện Nghiên cứu chính sách an ninh quốc gia; thiếu tướng Trương Thiếu Trung, Giáo sư Đại học Quốc phòng.
|
Theo tướng La, Trung Quốc đang trở thành mục tiêu chính yếu của Nhật Bản trong chiến lược triển khai lực lượng từ vùng phía bắc đến phần tây nam. Ông cho rằng việc chuyển quân này cho thấy Tokyo đang chuyển từ chiến lược quân sự phòng thủ sang thế tấn công. Trong khi đó, tướng Trương khẳng định Bắc Kinh có quyền chặn lại, kiểm tra, bắt giữ và xử tội bất cứ người nào bị nghi ngờ xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Ngoài ra, thiếu tướng Kiều Lương thuộc Viện Tư lệnh không quân chỉ đích danh Washington là kẻ gây rối, giật dây tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh với các bên. Tuyên bố này được đưa ra bất chấp việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang viếng thăm Trung Quốc. Cũng vào hôm qua, AP đưa tin khoảng 50 người biểu tình đã bao vây xe của Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh - Gary Locke. Tuy nhiên, Đại sứ Locke được bảo vệ an toàn.
Giữa lúc này, tàu Trung Quốc và Nhật vẫn vờn nhau ở khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai bên đang tranh chấp; đồng thời xu hướng chống Nhật vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Những ngày gần đây, nhiều cơ sở ngoại giao của Nhật Bản tại Trung Quốc bị bao vây bởi người biểu tình, thậm chí có cả hành động quá khích. Đại sứ quán Nhật tại Bắc Kinh vừa chính thức gửi văn kiện phản đối. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi biện minh rằng người dân nước này “chỉ bày tỏ sự căm phẫn” trước tình hình tại Senkaku/Điếu Ngư.
Diễn đàn hàng hải ASEAN Đài GMA News đưa tin Philippines sẽ chủ trì Diễn đàn Hàng hải ASEAN lần thứ 3 và Diễn đàn Hàng hải mở rộng lần thứ nhất tại thủ đô Manila từ ngày 3-5.10. Theo Bộ Ngoại giao Philippines, đây là lần đầu tiên các vấn đề xung đột tại biển Đông và Hoa Đông sẽ được bàn thảo bởi 18 thành viên của Hội nghị Đông Á. Hội nghị này gồm các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp là Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN. |
Thụy Miên
>> Xe hơi Nhật khủng hoảng vì làn sóng biểu tình tại Trung Quốc
>> Nhật bối rối trước tàu cá Trung Quốc
>> Người biểu tình Trung Quốc đập xe đại sứ Mỹ
>> 11 tàu công vụ Trung Quốc đến Senkaku/Điếu Ngư
>> Hai người Nhật đổ bộ lên đảo tranh chấp với Trung Quốc
>> Trung Quốc cam kết bảo vệ 2.000 tàu cá ở Senkaku/Điếu Ngư
>> Trung Quốc xua 1.000 tàu cá đến đảo tranh chấp
>> Nhiều công ty Nhật đóng cửa nhà máy tại Trung Quốc
>> Nhật tăng cường ứng phó Trung Quốc
>> Tokyo yêu cầu Trung Quốc đảm bảo an toàn cho công dân Nhật
>> Tân Đại sứ Nhật tại Trung Quốc qua đời
>> Dân Trung Quốc tăng cường độ chống Nhật
>> Hàng ngàn người Trung Quốc biểu tình chống Nhật
>> Nhật tập trận đối phó tên lửa và tranh chấp đảo
>> Nhật - Hàn hủy nhiều kế hoạch hợp tác vì tranh chấp đảo
>> Rắc rối vì tranh chấp đảo Dokdo
Bình luận (0)