Cả hai cùng bị LHQ và Liên minh châu Phi (AU) ra tối hậu thư bắt phải đàm phán hòa bình với nhau trong lúc cả Sudan lẫn Nam Sudan đều chẳng muốn nhượng bộ. Việc thành lập vùng phi quân sự giúp giảm đối đầu quân sự ở khu vực mà hai bên tranh chấp, nhưng chưa thể được xem là bước tiến về pháp lý. Vùng tranh chấp có nguồn dự trữ dầu lửa quan trọng nhất đối với Sudan ngày trước. Vì thế, sau khi Nam Sudan tách ra khỏi Sudan để trở thành quốc gia độc lập, khu vực trên trở thành vấn đề mấu chốt trong quan hệ hai nước. Nguồn lợi từ dầu lửa ở đó quyết định ưu thế của bên này đối với bên kia. Khi biên giới Sudan và Nam Sudan chưa được phân định rạch ròi thì cũng không thể giải quyết tranh chấp nguồn dầu mỏ.
Ngoài ra, quan hệ giữa hai nước này còn tồn tại nhiều vấn đề khác chưa được giải quyết. Ví dụ như quy chế của công dân nước này ở nước kia, quan hệ của từng bên đối với các đối tác lớn bên ngoài. Vì thế, việc lãnh đạo Sudan và Nam Sudan vừa đạt được thỏa thuận về vùng phi quân sự chỉ là bước tiến nhỏ trên con đường còn dài mà hai bên cần đi để tiến đến hòa ước. LHQ và AU khích lệ hai bên đàm phán hòa bình nhưng chắc chắn chưa thể hài lòng. Hai nước này muốn chơi con bài thời gian, điều mà cả LHQ lẫn AU khó chấp nhận vì bị tổn hại cả thể diện lẫn ảnh hưởng.
La Phù
>> Sudan và Nam Sudan tiến đến thỏa thuận
>> Máy bay rơi ở Sudan, 31 người thiệt mạng
>> Hội đàm Sudan và Nam Sudan
>> Tổng thống Nam Sudan đòi nợ nội các
>> Sudan - Nam Sudan giao tranh dữ dội
>> Liên Hiệp Quốc phản đối Sudan tấn công Nam Sudan
>> Sudan không kích Nam Sudan
>> George Clooney bị bắt vì biểu tình chống Sudan
Bình luận (0)