Đó là chưa kể đến vai trò phá hoại ngấm ngầm của vi khuẩn Helicobacter pylori từ nguồn thực phẩm không an toàn, từ nước uống mất vệ sinh. Không nên quên là tối thiểu 1/3 người bệnh dạ dày chữa hoài không lành là vì sự phá hoại ngấm ngầm của vi khuẩn này.
Càng nên nhớ hơn nữa là Helicobacter thậm chí có mặt trên đường tiêu hóa của tối thiểu 20% số người chưa có dấu hiệu đau dạ dày. Vi khuẩn này lại không hề nằm yên ăn bám mà kiên trì chờ đợi từng thời cơ thuận tiện, chẳng hạn sau một bữa say bí tỉ, sau một lần chấn động tâm lý vì mâu thuẫn trong gia đình, nghề nghiệp... là trở mặt.
Không thể xem thường bệnh dạ dày, nhất là khi bệnh tái phát quá thường. Không hẳn ai cũng đau dạ dày sau bữa nhậu. Bệnh nếu gõ cửa là vì niêm mạc dạ dày hết đường chống đỡ. Cơ thể chắc chắn không thể khỏe mạnh nếu tình trạng nhiễm khuẩn Helicobacter kéo dài. Không lạ gì nếu số đối tượng nhiễm khuẩn Helicobacter nay đau mai yếu, không cảm cúm thì viêm họng, viêm xoang. Helicobacter pylori rõ ràng là loại vi khuẩn có tầm tác hại không chỉ khu trú trong đường tiêu hóa.
Đáng tiếc cho nạn nhân của hội chứng “sáng hôm sau” vì nhiều công trình nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hoạt chất sinh học như allicin trong tỏi, như EGCG trong trà xanh, curcumin trong như nghệ… ngay sau bữa nhậu là phương án “4 trong 1” vừa hiệu quả, an toàn vừa tiện dụng để ức chế tác hại của Helicobacter, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị xói mòn vì rượu thịt. Uống thêm viên thuốc sau bữa nhậu có khó lắm không?
Viêm loét niêm mạc dạ dày đúng là chuyện khó tránh. Nhưng đó không thể là lý do chính đáng để bệnh từng bước trèo lên vị trí kẻ cả. Điểm quyết định trước sau vẫn là nếu viêm cứ viêm nhưng đừng viêm quá thường, đừng viêm quá nặng cũng đừng viêm quá lâu. Muốn được vậy chỉ có một cách, đó là bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Theo BS Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM)\Người Lao Động
Bình luận (0)