Các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge (Anh) cho hay, những hố đen trên trước đây chưa từng được phát hiện do chúng khéo léo ẩn nấp bên dưới những tầng bụi dày. Sở dĩ giờ đây chúng lộ diện vì đang liên tục phóng một khối lượng cực lớn bức xạ thông qua các tương tác đầy "bạo lực" với những thiên hà chủ.
Theo báo cáo trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, các nhà thiên văn học cho biết vật thể lớn nhất được xác định trong cuộc nghiên cứu mới là hố đen siêu khổng lồ ULASJ1234+0907.
Hố đen này ở xa đến mức ánh sáng phát từ nó phải mất 11 tỉ năm mới đến Trái đất, có nghĩa là nó xuất hiện từ thời buổi đầu của vũ trụ.
ULASJ1234+0907 có khối lượng hơn 10 tỉ lần so với mặt trời và gấp 10.000 lần khối lượng của hố đen cũng thuộc dạng siêu khổng lồ ở trung tâm Dải Ngân hà, trở thành một trong những hố đen lớn nhất từng được quan sát.
Đội ngũ chuyên gia của Đại học Cambridge sử dụng dữ liệu thu thập từ Viễn vọng kính Hồng ngoại Anh để nhìn xuyên không gian lẫn thời gian và xác định được hố đen trên lần đầu tiên.
Hạo Nhiên
>> Nghiên cứu “tiếng giẫy chết” của hố đen
>> Phát hiện hố đen mới của dải Ngân hà
>> Thợ săn" hố đen lên quỹ đạo
>> Hố đen cũng bị "trục xuất
Bình luận (0)