>> Triển lãm cổ vật và bí ẩn xây dựng Đền tháp Chămpa
>> Triển lãm cổ vật Chămpa và di chỉ Gò Quê
>> Triển lãm cổ vật
>> Triển lãm cổ vật phương Tây
|
Một tiểu cảnh gian giữa ngôi nhà Việt tầng lớp trung lưu thời Nguyễn thế kỷ 19 - 20 được dựng tại không gian trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Hoành phi, câu đối, bàn thờ với lễ vật cung kính dâng lên. Trầu cau cũng không thể thiếu.
Thói quen thắp hương trầu cau hiện vẫn còn trong đời sống nhiều người Việt vào mỗi ngày rằm, mồng một âm lịch. “Tuy nhiên, người trẻ không còn ăn trầu nữa. Số người ăn trầu hiện còn rất ít”, bà Bích Vân - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nói.
Cũng chính vì vậy, trưng bày cổ vật văn hóa trầu cau tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia từ 24.10 - 30.1.2013 là bổ sung hình dung về văn hóa này.
Khoảng hơn 100 hiện vật, tài liệu, hình ảnh tiêu biểu được lựa chọn giới thiệu. Những hiện vật gồm: bình vôi, ống vôi, ống nhổ, dao bổ cau, têm trầu, khay trầu, cơi trầu, âu trầu, túi trầu, hộp trầu thuốc, cối giã trầu, xà tích... Bộ đồ ăn trầu của hoàng cung cầu kỳ chất liệu với vàng, bạc, ngọc, ngà. Bộ đồ bình dân phong phú với chất liệu dễ kiếm như tre, gỗ...
Văn hóa trầu cau cũng được giới thiệu từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi lên miền ngược qua các dân tộc: Kinh, Tày, Chăm, Khơme, Xơ Đăng, Xtiêng... Theo ông Nguyễn Quốc Hữu, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: “Tục ăn trầu giữa các dân tộc Việt Nam có những nét tương đồng, nhưng do không gian văn hóa riêng của từng dân tộc mà vẫn có điểm khác biệt”. Chính vì thế, dao bổ cau có chuôi bằng xương của một dân tộc vùng cao khiến nhiều người thích.
Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, trong trưng bày có 1 chiếc bình vôi ký kiểu mượn của nhà sưu tập Thành Hải Dương. Đây là bình vôi được đặt làm từ nước ngoài dùng riêng cho nhà quyền quý.
Tuy nhiên, trong trưng bày lần này, người xem không có cơ hội thưởng ngoạn những chiếc bình vôi với hoa vôi. “Khi người sử dụng lấy vôi khỏi bình, gạt lại vôi thừa, những vôi đó sẽ khô lại thành hoa vôi. Có những bình vôi có hoa vôi dài hàng chục cm. Đây cũng là một sự thú vị”, một nhà sưu tập cổ vật chia sẻ.
|
Trinh Nguyễn
Bình luận (0)