>> Sẽ công khai hoạt động của tập đoàn như công khai lên sàn chứng khoán
>> Kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm Tập đoàn dầu khí Việt Nam
>> Đề nghị kiểm toán các tập đoàn dầu khí, xăng dầu, điện
>> Kiến nghị tạm dừng thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
>> Lỗ hổng tập đoàn, tổng công ty: Kiểm soát, giám sát còn nể nang nhau
>> Các tập đoàn sẽ phải báo cáo hoạt động như công ty niêm yết
>> Chưa chỉ rõ các tập đoàn, tổng công ty lãng phí
|
Dự luật PCTN sửa đổi quy định: Từ ngày 1 - 30.4 hằng năm, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm công khai vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết; các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính; vốn vay ưu đãi; báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán; việc lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý; danh tính, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước… cũng phải công khai trong thời gian từ 1 - 30.4 hằng năm.
Cũng liên quan đến các quy định về công khai, minh bạch, điều 16 dự luật PCTN sửa đổi quy định: Việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng công trình, lập quỹ trong phạm vi địa phương phải lấy ý kiến nhân dân và được HĐND cùng cấp xem xét, quyết định.
Đồng thời, việc huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân quy định nói trên phải được công khai để nhân dân giám sát và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật. Nội dung phải công khai bao gồm mục đích huy động, mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
Việc huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân vì mục đích từ thiện, nhân đạo cũng được thực hiện tương tự quy định trên.
Bảo Cầm
Bình luận (0)