Oliver Wings, chuyên gia cổ sinh học tại Bảo tàng Naturkunde ở Berlin, nói ông đã không tin vào mắt mình khi thấy cả một khối rùa lớn như vậy.
Chuyên gia hóa thạch rùa Walter Joyce thuộc Đại học Tubingen cùng Oliver Wings hợp tác với các nhà cổ sinh học Trung Quốc nghiên cứu khu vực này từ năm 2008.
Theo UPI, khối hóa thạch này gồm nhiều mai rùa nằm chồng lên nhau, một số khác thì kẹt trong đá tạo thành một “giường xương”. Mặc dù hiện nay Tân Cương là một trong số những khu vực khô hạn hàng đầu trên thế giới, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết 160 triệu năm về trước đây còn là môi trường xanh với ao, hồ, sông.
Tuy nhiên, nó bị hạn theo mùa và một trận hạn hán là nguyên nhân gây ra hóa thạch này. Theo đó, những con rùa tụ tập lại một hồ nước hiếm hoi trong thời gian khô hạn chờ mưa nhưng cơn mưa đã không đến.
Song Mai
>> Hóa thạch nhện vồ mồi 100 triệu năm
>> Hóa thạch loài bò sát mới
>> Hóa thạch của loài bò sát bay mới
>> Phát hiện hóa thạch của giống người mới
>> Hàu hóa thạch "ngậm" viên ngọc khổng lồ
Bình luận (0)