Nên có văn hóa từ chức

23/11/2012 03:00 GMT+7

Lãnh đạo mà để mất tín nhiệm thì buộc phải từ chức là quá hợp lý, vấn đề là chúng ta có chịu thực hiện nghiêm chỉnh hay không. Thiết nghĩ, chúng ta nên có thêm môn học: văn hóa từ chức. Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên số ra ngày 22.11 đăng bài “Tín nhiệm thấp” nên từ chức.

“Nên” hay “buộc”

Theo tôi, nếu người nào có tín nhiệm thấp thì "buộc từ chức" chứ không phải là "nên từ chức". Văn hóa từ chức ở nước ta còn kém lắm, chỉ từ chức khi không còn đường nào giữ được chức nữa. Tôi thấy quan chức các nước chỉ vì một sơ suất nhỏ làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức là đã từ chức rồi. Còn ở VN thì cứ đổ lỗi cho trời, cho đất...

Trần Văn Việt
(vietvg2@yahoo.com)

Làm lãnh đạo phải có lòng tự trọng

Phải làm sao để nâng cao nhận thức của con người, trong đó đề cao tính tự giác và lòng tự trọng. Lúc ấy, người lãnh đạo sẽ tự thấy xấu hổ về những việc làm của mình rồi tự động rút lui mà không cần đến bỏ phiếu kiểu như thế này.

Nam
(phuongnambp@yahoo.com)

Cần quyết đoán hơn

Đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Nếu họ không từ chức mà tìm mọi cách để bám ghế hay chuyển ghế cao hơn thì sao? Đã là một quy phạm pháp luật thì cần phải rõ ràng, phải đưa ra những chuẩn mực và các biện pháp chế tài bắt buộc chứ không nên để người thực hiện muốn hiểu thế nào cũng được. Mong Quốc hội phải dứt khoát, quyết liệt hơn.

Cao Ngọc Quỳnh Châu
(quynhchau_80@yahoo.com)

Dạy thêm về văn hóa từ chức

Tín nhiệm thấp thì nên từ chức là lẽ công bằng và thể hiện sự văn minh. Bộ Giáo dục - Đào tạo nên chăng đưa thêm môn học về văn hóa từ chức vào giảng đường, để học sinh các cấp học thật nhuần nhuyễn. Cái gì cũng vậy, nếu được giáo dục thì con người sẽ sáng ra.

Ngoc Tho
(ngoctho@gmail.com)

Giá như...

Giá như nghị quyết này triển khai sớm hơn một chút thì chắc chắn có nhiều người đã phải "rời ghế". Mong các đại biểu thật công tâm, thực sự theo ý nguyện của dân để lá phiếu của mình có ích cho đất nước. Một điều tôi phân vân là nếu tín nhiệm thấp mà không chịu từ chức thì Quốc hội có chế tài gì không?...

Thanh Liêm
(thanhliem76@yahoo.com)

 Nguyễn Văn Vinh - H.Hóc Môn, TP.HCM

Đã bị mất tín nhiệm thì buộc phải thôi việc để nhường chỗ cho người khác có tài đức hơn, chứ đừng dùng từ "nên từ chức". (Nguyễn Văn Vinh - H.Hóc Môn, TP.HCM)

 
Nếu vấn đề nêu trên được triển khai và thực hiện nghiêm túc thì xã hội chúng ta sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. (Trần Thu Mai - Q.Gò Vấp, TP.HCM) Trần Thu Mai - Q.Gò Vấp, TP.HCM 

Hải Nam
(thực hiện)

BAN CTBĐ
(tổng hợp)

>> QH thảo luận sửa đổi Hiến pháp, luật Đất đai, bỏ phiếu tín nhiệm
>> Bỏ phiếu tín nhiệm chức danh chủ chốt
>> Đề xuất chỉ bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt
>> Không thực hiện đúng lời hứa, bộ trưởng dễ mất tín nhiệm
>> Thay ngay cán bộ nếu tín nhiệm lần đầu quá thấp
>> Chỉ số tín nhiệm lần đầu quá thấp vẫn bị miễn nhiệm
>> Sẽ thay thế cán bộ đạt tín nhiệm quá thấp
>> Sẽ bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt
>> Chưa thống nhất tần suất lấy phiếu tín nhiệm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.