Mai một những làng nghề truyền thống

15/12/2012 10:21 GMT+7

Trước sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và dịch vụ, những làng nghề truyền thống (LNTT) ở Bình Dương dần mai một theo thời gian.

Mai một những làng nghề truyền thống
Gốm sứ Bình Dương đang dần mai một

Mai một những làng nghề truyền thống
Nghề làm nhang ở Dĩ  An (Bình Dương), một thời rất hưng thịnh - ảnh: Tuệ Phương

Theo thống kê của Sở VH-TT-DL Bình Dương, trên địa bàn tỉnh có nhiều LNTT như sơn mài, điêu khắc gỗ, nghề gốm, làm nhang, bánh tráng, làm thớt…

Ký ức thời vang son

Cách đây khoảng hơn 20 năm, làng nghề điêu khắc gỗ ở P. Phú Thọ (TP. Thủ Dầu Một) từng một thời vang danh của đất Bình Dương. Nhờ nghề này mà mà  người dân Phú Thọ có cuộc sống sung túc, đủ đầy. Ông Trần Văn Rực (nghệ nhân với hơn 40 năm theo nghề chạm gỗ) nhớ lại: “Giai đoạn năm 1990-1996, nghề chạm khắc gỗ ở đây phát triển mạnh nhất. Thời đó, mà mức lương bình quân của thợ làm gỗ đã đạt từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, nên  người người theo nghề, nhà nhà theo nghề. Người già, trẻ con cũng tham gia chạm khắc gỗ, ham lắm!”. 

Bên cạnh những LNTT nổi tiếng, nghề làm nhang tại Bình Dương cũng được biết đến như một nét văn hóa tâm linh. Bà Tô Thị Kỷ (82 tuổi, ngụ tại KP Bình Minh II, P. Dĩ An, TX. Dĩ An), gia đình 4 đời theo nghề chẻ tăm nhang, tâm sự: “Tôi không biết nghề làm nhang có từ bao giờ, chỉ biết từ nhỏ chị em tôi đã được ba mẹ, ông bà chỉ dẫn làm nhang để kiếm thêm thu nhập. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, người làm nhang bớt dần lại, còn rất ít hộ theo đuổi nghề này”. Theo anh Nguyễn Minh Trí-Chủ cơ sở sản xuất nhang Đài Loan (TX.Dĩ An) nói: “Nhang ở Dĩ An chẳng những tiêu thụ ở các tỉnh, thành khác như Đồng Nai, TP.HCM, Long An... mà còn đưa ra các tỉnh phía Bắc, xuất khẩu qua Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Singapore...”.

Cùng “xuất ngoại” cùng với nhang, nhiều sản phẩm LNTT như tranh sơn mài, gốm sứ, điêu khắc từ gỗ, bánh tráng Phú An, thớt, heo đất... cũng đã được sang các nước: Mỹ, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Đài Loan…

Mai một làng nghề

 

“Giai đoạn năm 1990-1996, nghề chạm khắc gỗ ở đây phát triển mạnh nhất. Thời đó, mà mức lương bình quân của thợ làm gỗ đã đạt từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, nên  người người theo nghề, nhà nhà theo nghề. Người già, trẻ con cũng tham gia chạm khắc gỗ, ham lắm!”, ông Trần Văn Rực (nghệ nhân với hơn 40 năm theo nghề chạm gỗ) nhớ lại.

Khoảng 10 năm trở lại đây, những LNTT Bình Dương bắt đầu bớt dần, nguyên nhân do bởi thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất, thị trường xuất khẩu cũng dần bị thu hẹp lại, ô nhiễm môi trường…nên nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ đã phải bỏ nghề.

Đề cập nguyên nhân làm cho làng nghề điêu khắc mai một, ông Nguyễn Minh Tâm, hội viên Hiệp hội Sơn mài - Điêu khắc Bình Dương, nói: “Trước đây, các sản phẩm điêu khắc gỗ truyền thống thể hiện  sự uyển chuyển, toát lên được cái hồn của sản phẩm. Còn hiện nay, nhiều người thợ tay nghề kém, lại chạy theo lợi nhuận nên làm cẩu thả, sản phẩm không còn cái hồn, khiến khách hàng ngày càng quay lưng, nhất là khi thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Người làm nghề mà không đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ theo thị hiếu khách hàng thì sớm muộn cũng mất dần thị trường”.

Trong khi đó, nghề gốm, toàn tỉnh hiện có khoảng hơn 80 mỏ nguyên liệu cho ngành gốm sứ với trữ lượng hơn 150 triệu tấn tập trung ở TX.Thuận An, H.Tân Uyên và TP.Thủ Dầu Một. Mặc dù, hiện nay Bình Dương vẫn được xem là trung tâm sản xuất gốm sứ chiếm gần 70% tổng sản lượng của cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có khoảng 1/3 trong tổng số 120 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gốm của tỉnh làm ăn có lãi. Còn lại, 2/3 các cơ sở sản xuất đang làm ăn thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương đã buộc di dời gần 200 cơ sở sản xuất gốm sứ truyền thống do ô nhiễm môi trường và để lấy đất xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư. Bà Lý Ngọc Châu, Giám đốc Công ty TNHH Tân Toàn Phát cho biết: “Gốm của nước ta đang phải cạnh tranh gay gắt với những thị trường khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Công nghệ và máy móc của họ được sử dụng nhiều hơn thay vì làm thủ công như mình. Nếu được các ngành chức năng quan tâm nhiều hơn để phát triển được tay nghề kết hợp với máy móc thì sẽ tốt hơn và nâng cao tính cạnh tranh của gốm sứ nước ta”.

Tuệ Phương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.