Số vốn 800.000 đồng
“Một lần xem truyền hình, tôi thấy người ta giới thiệu mô hình trồng gừng trong bao tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi và Gia Lai rất hiệu quả mà đơn giản. Nên tôi đã lên phường Thủy Xuân, TP.Huế và tìm đến mấy rẫy gừng để mua 5 kg gừng giống về trồng”, bà Lệ nói.
|
Với số vốn 800.000 đồng, bà trồng thử gần 150 bao gừng trên diện tích chưa tới 100 m2, làm theo những hướng dẫn trên truyền hình mà bà đã xem.
|
Bà Lệ chia sẻ, việc trồng gừng trong bao tương đối đơn giản. Bao đất dùng để trồng gừng gồm 4 lớp. Lớp dưới cùng là lớp trấu được đốt cháy xém làm nhiệm vụ rút nước. Lớp thứ hai là đất trộn phân vi sinh. Lớp thứ ba là phân bò tươi. Trên cùng là lớp đất sạch. Để tránh bị thối củ thì gừng giống chỉ nên ươm với độ sâu khoảng 5 cm. Mô hình này không đòi hỏi người trồng phải chăm bón nhiều. Nhưng để có củ gừng ngon và đẹp thì nên vun đất vào gốc gừng sau khi gừng bắt đầu đâm chồi.
Nằm ở thượng nguồn sông Hương nhưng Thủy Biều lại là vùng thấp trũng. Mùa mưa lũ rất dễ bị ngập. Việc trồng gừng trong bao giúp người nông dân linh động và thuận tiện di chuyển gừng lên cao khi có lũ. Thuận lợi của mô hình này là chiếm diện tích rất ít, có thể tiết kiệm và tranh thủ nhiều diện tích trong vườn như ven hàng rào, lối đi…
“Một vụ gừng có thời gian 6 tháng. Một năm có thể làm hai vụ. Nếu tính ra vụ đầu tiên, tui thu gần cả chục triệu đồng. Nhưng tui chỉ bán đi một ít để lấy vốn mua thêm bao và phân. Còn bao nhiêu gừng tui để dành làm giống cho vụ sau. Thấy hiệu quả, tui liều vay 20 triệu của quỹ hỗ trợ nông dân để mở rộng quy mô trồng gừng lên gần 1.500 bao. Thu nhập một vụ như thế cũng được hơn 30 triệu đồng”, bà Lệ nói.
Nhân rộng mô hình ra nhiều nơi
Theo bà Lệ, việc trồng gừng trong bao mang lại năng suất cao hơn so với việc trồng gừng trên các vồng đất. Củ lớn và nhiều hơn gấp hai ba lần. “Sau vụ đầu tiên, bà con thấy mô hình của tôi hiệu quả nên đã đến xem. Tui biết cái chi thì tui bày lại cho mọi người. Ai trồng được thì nên trồng để kiếm thêm thu nhập. Tui 66 tuổi rồi chứ nếu trẻ tui còn trồng nhiều nữa”, bà Lệ chia sẻ.
Bà Tôn Nữ Quỳnh Tương, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thủy Biều cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn phường đã có 23 hộ học hỏi mô hình này của bà Lệ và cho kết quả khả quan. Nhiều địa phương khác cũng đã đến đây tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại vườn bà Lệ, gần đây nhất có 29 hộ nông dân ở xã Phong Mỹ (H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế)”.
Giờ đây, trồng gừng trong bao đã trở thành nghề mới và nghề chính của nhiều hộ nông dân phường Thủy Biều sau vụ lúa và thanh trà. Nhiều hộ không có vườn rộng cũng tranh thủ mảnh vườn nhỏ của mình trồng gừng để tăng thêm thu nhập.
Tuyết Khoa
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 17: Trồng chuối thu tiền tỉ mỗi năm
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 16: Trồng hoa giống lạ
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 15: Triệu phú gà tây
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 14: Thuần dưỡng gà rừng
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 13: Đi lên từ nước đá
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 12: Làm giàu từ chồn nhung đen
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 11: Làm giàu từ bần
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 10: Liên kết nuôi thỏ
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 9: Hốt bạc nhờ hàng “độc”
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 8: Lò nung vôi không khói
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 7: "Vua" đặc sản từ 8,5 triệu đồng
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 6: Làm đồ ăn chay
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 5: Nuôi cá xứ lạnh
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 4: Nuôi chim trĩ
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 3: Làm giàu nhờ vỏ trấu
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 2: Nuôi chồn hương
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ
Bình luận (0)