Khởi nguồn từ những ý kiến đồng tình cũng như tranh luận về bài viết Loạn phiên âm (đăng vào tháng 5.2012), Báo Thanh Niên đã phối hợp cùng với Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn tổ chức buổi hội thảo này. Mục đích nhằm tìm cách xây dựng một hệ thống chuẩn mực trong tiếng Việt vừa góp phần giữ gìn bản sắc tiếng nói dân tộc vừa thúc đẩy sự thống nhất trong việc sử dụng tiếng Việt.
|
Quá nhiều bất hợp lý
Tại hội thảo, Phó giáo sư - tiến sĩ Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho rằng: “Giá trị của chữ quốc ngữ là điều không ai có thể phủ nhận vì nó gắn chặt với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Nó là tài sản quốc gia và cần phải được trân trọng. Hội thảo này nhằm thể hiện sự trân trọng ấy. Sau gần 400 năm phát triển, một số vấn đề chính tả cần được xem xét lại dưới cả 2 góc độ khoa học ngôn ngữ và xã hội, tránh việc trong một quốc gia thống nhất lại có đến 2, 3 hình thức chính tả khác nhau. Sách giáo khoa (SGK) viết khác, báo chí viết khác, thậm chí lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng viết khác so với quy định của chính Bộ này vào năm 1980”.
Theo ông Sen, có những vấn đề chính mà các nhà khoa học cần cân nhắc và có ý kiến để Quốc hội, Chính phủ quyết định như: có cần thêm f, j, w, z vào bảng chữ cái? Viết y - i theo kiểu cũ hay theo SGK quy định? Cần hay không cần phiên âm tiếng nước ngoài?...
Vấn đề lộn xộn chính tả của cách viết i hay y hiện nay cũng nhận được rất nhiều ý kiến. Theo Giáo sư - tiến sĩ Trần Trí Dõi, Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, điều này không thể chấp nhận được. Riêng Bộ GD-ĐT, ngày 30.11.1980 ra văn bản “Một số quy định về chính tả trong SGK cải cách giáo dục” quy định “các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy. Chữ i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen như cũ”. Vào năm 1984, Bộ lại có “Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt”, chủ yếu khẳng định lại Quy định 1980, có mức áp dụng rộng hơn là cho SGK và văn bản của ngành giáo dục. Tuy nhiên, ngay trong các văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục cũng có nhiều chỗ trái với 2 quy định trên. Ngay đến các văn bản của Bộ cũng không thống nhất trong cách viết i/y.
Tranh luận về phiên âm
Có khá nhiều luồng ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề phiên âm. Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, cho biết: “Đây là vấn đề được nêu ra từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo, thuyết phục. Những bất cập chính của tình trạng này là: phiên âm hỗn loạn, phiên âm sai, phiên âm lộn xộn… Điều này dẫn đến những kết quả phản cảm, làm thui chột khả năng ngôn ngữ của học sinh. Vì vậy, viết nguyên dạng tiếng nước ngoài là giải pháp “thấu tình đạt lý”. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng ủng hộ việc giữ nguyên tên riêng nước ngoài, không phiên âm. Với tên riêng thuộc ngôn ngữ khác Latin, nên viết theo cách viết Latin hóa, tức là phiên tự chứ không phiên âm.
Ngược lại, Giáo sư - tiến sĩ Đinh Văn Đức, Chủ nhiệm bộ môn ngôn ngữ học ứng dụng, Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội), chủ trương cần phải phiên âm tiếng nước ngoài. Ông lập luận: “Cộng đồng Việt ngữ nay có gần 90 triệu người. Số người biết ngoại ngữ đang có tăng lên nhưng so với toàn dân vẫn còn rất hạn chế. Để nguyên dạng tên riêng nước ngoài trong ghi chép ngôn ngữ mẹ đẻ (bản ngữ) chỉ thấy ở nước ta chưa có ở tiếng nào khác”.
|
Mỗi nơi mỗi kiểu
Theo bà Dương Thị Mỹ Sa và Trần Thị Thúy An, Khoa Văn học và ngôn ngữ, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, so sánh 4 tờ báo tại TP.HCM (Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng, Người Lao Động) cho thấy mỗi báo đều có quy định chính tả riêng. Nhất là cách viết hoa địa danh, nhân danh, hiệu danh hay viết tắt. Sở dĩ mỗi báo “tự thiết kế” cho mình một bản quy tắc chính tả riêng vì các cơ quan chức năng chưa có một quy định thống nhất. Các cơ quan báo, đài cũng mong có những tiếng nói thiết thực để việc sử dụng tiếng Việt trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Theo nhà báo Nguyễn Công Thắng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cho đến nay, nhiều vấn đề về chính tả, từ vựng, ngữ pháp… tiếng Việt còn chưa thống nhất; giới chuyên môn vẫn đang tranh cãi trong khi quản lý nhà nước lại chưa có được văn bản quy định thống nhất, có tính chất pháp lệnh. Tình hình này gây lúng túng, khó khăn cho những người làm báo. Ông Thắng dí dỏm: “Hằng ngày người biên tập phải xử lý hàng trăm tin, bài và nếu cứ phải tranh cãi về chuyện viết hoa, viết tắt, phiên âm… thì chỉ có nước… ngưng làm báo để ngồi cãi”. Vì vậy, theo ông Thắng, muốn hay không, các tòa soạn báo buộc phải tự giải quyết những bất đồng về ngôn ngữ để tạm thống nhất trong nội bộ theo một quy định chung.
Cần thiết các quy chuẩn
Trước tình trạng không thống nhất và còn nhiều tranh cãi về chính tả, Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng Chính phủ cần sớm ban hành quyết định chính thức về bảng chữ cái tiếng Việt và tiếng các dân tộc đã có chữ viết. Sau đó, giao cho một cơ quan cấp Bộ phụ trách vấn đề ngôn ngữ và chữ viết, ban hành văn bản pháp quy về ngôn ngữ và chữ viết. Theo ông Thuyết, tổ chức thích hợp nhất đứng ra kiến nghị Quốc hội là Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Trong khi đó, Giáo sư - tiến sĩ Trần Trí Dõi cho rằng cần tổ chức biên soạn và công bố một cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt chính thức. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng đề nghị có quy định chính tả tiếng Việt của nhà nước, do một hội đồng ngôn ngữ quốc gia chuẩn bị chu đáo.
86,1% học sinh khảo sát sai lỗi chính tả Việc chưa có chuẩn thống nhất mang tính pháp quy cho chính tả tiếng Việt và một số lý do khác cũng ảnh hưởng đến việc viết sai chính tả của học sinh. Kết quả khảo sát qua 1.723 bài tập làm văn và vở bài tập của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, cho thấy có tới 1.585 bài phạm lỗi chính tả (chiếm 86,1%). Trong 728 bài kiểm tra của học sinh lớp 5 tại Hà Nội có 3.238 lỗi. Thống kê 240 bài thi cuối cấp tiểu học ở 6 trường tiểu học thuộc huyện Hải Hậu (Nam Định), cho thấy trung bình 3,5 lỗi/bài thi, cứ 34,3 chữ thì có 1 lỗi. Trong 700 bài thi tốt nghiệp tiểu học môn tiếng Việt của học sinh thuộc 7 phòng giáo dục ở Thừa Thiên-Huế có 645 bài (chiếm 92,14%) mắc 3 lỗi chính tả trở lên. |
Thống nhất 4 vấn đề Hội thảo tuy chưa thống nhất hoàn toàn nhưng đại đa số nhất trí 4 vấn đề: - Giảm bớt viết hoa |
>> “Loạn” phiên âm
>> “Loạn” phiên âm: Hậu quả nghiêm trọng
>> “Loạn” phiên âm: Giới ngôn ngữ học bức xúc
>> “Loạn” phiên âm: Xây dựng từ điển về cách phát âm
Đăng Nguyên
Bình luận (0)