Rất nhiều bạn đọc bức xúc về cách làm của ngành điện, sau khi đọc 2 bài viết Bao nhiêu cho đủ? và Giá điện có thể tăng tiếp trong năm 2013 trên Thanh Niên ngày 23.12.
Trăm dâu đổ đầu tằm
Lãnh đạo một tập đoàn lớn như EVN lại phát biểu: “Việc tăng giá điện hầu như không ảnh hưởng đến người nghèo”. Phát biểu này được hiểu ở 2 khía cạnh: Hoặc là lãnh đạo này có tầm nhìn quá kém, tính toán quá hạn chế bởi tuy người nghèo trả tiền điện ít nhưng họ phải trả giá cho hàng hóa, dịch vụ tăng cao do giá điện tăng cao. Trăm dâu vẫn đổ vào đầu người nghèo chứ đâu chỉ có tiền điện? Hiểu theo cách thứ hai là vị lãnh đạo này nghĩ dân ta trình độ kém lắm nên cứ phát biểu đại như thể để cho qua cái vụ tăng giá này.
Nguyễn Thanh Hung
(hunggocong32@yahoo.com)
Hệ lụy của độc quyền
Việc điện, xăng... tăng hay giảm giá “tùy hứng” thời gian qua là hệ quả tất yếu của sự độc quyền. Không nơi nào có kiểu làm ăn “lạ” như ở ta mà điển hình là ngành điện, xăng, nước. Người dân Việt Nam sẽ còn chịu cảnh này dài dài nếu như còn độc quyền và kinh tế Việt Nam cũng vậy, sẽ khó phát triển mạnh khi mà giá điện, nước, xăng luôn cao như thế.
Phong Vân
(vanvuphong@yahoo.com)
EVN không bao giờ lỗ
Khi có lãi, EVN không đưa vào quỹ đầu tư phát triển kinh doanh dùng để tái sản xuất, hoặc nếu có chỉ là số ít, còn lại đầu tư không hiệu quả vào các lĩnh vực khác dẫn đến lỗ, bây giờ bắt dân phải gánh những khoản lỗ ấy, làm vậy coi sao được? Suy cho cùng EVN làm ăn thì chỉ có huề vốn tới lời, lỗ thì lấy của dân bù lại.
Thanh Đông |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> EVN buộc phải tăng giá điện
>> EVN vay 6.200 tỉ đồng làm nhiệt điện
>> EVN phải có giải pháp hỗ trợ thiệt hại cho dân vùng động đất
>> “Đứa con hư” EVN
>> EVN lờ giá rẻ, mua giá mắc
Bình luận (0)