Rô bốt theo dõi cá voi hiếm

10/01/2013 12:28 GMT+7

(TNO) Rô bốt được thiết kế đặc biệt để “nghe ngóng” những tiếng gọi của cá voi tấm sừng hàm trong lòng biển sâu thẳm, và đã giúp phát hiện 9 cá voi hiếm ở vịnh Maine.

(TNO) Rô bốt được thiết kế đặc biệt để “nghe ngóng” những tiếng gọi của cá voi tấm sừng hàm trong lòng biển sâu thẳm, và đã giúp phát hiện 9 cá voi hiếm ở vịnh Maine (đông bắc Mỹ).

Hai rô bốt của Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI) của Mỹ đã gửi báo cáo ngay tức thời khi phát hiện được 9 cá thể của loài cá voi Bắc Đại Tây Dương quý hiếm cho các nhà nghiên cứu trên đất liền.
 
Các chuyên gia cho rằng nhóm cá voi hiếm đã sử dụng khu vực này làm nơi kết đôi từ tháng 11.2012 đến tháng 1.2013, theo WHOI.

Rô bốt theo dõi cá voi hiếm
Chuyên gia WHOI kiểm tra rô bốt trước khi thả xuống biển - Ảnh: WHOI

Ngay lập tức, nhóm của WHOI đã thông báo cho Cục Khí quyển và Đại dương quốc gia (NOAA), cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ những sinh vật này.

Sau khi tiếp nhận thông tin, NOAA đặt cảnh báo tại khu vực đó, yêu cầu tàu thuyền phải đi chậm lại để tránh đâm vào chúng.
 
Đây được xem là công cụ mới và đầy lợi hại nhằm đảm bảo sự tương tác giữa cá voi và hoạt động của con người, theo NBC News.
 
Các rô bốt tự hành, bề ngoài như quả ngư lôi màu vàng, dài 1,8 m, dùng động cơ chạy êm để di chuyển trong lòng biển. Cách mỗi giờ, nó tự động nổi lên mặt nước để gửi dữ liệu về hệ thống máy tính trên mặt đất.
 
Nhờ rô bốt, con người có thể quan sát từ xa nhưng hiệu quả các loài sinh vật biển quý hiếm. Cá voi Bắc Đại Tây Dương nằm trong số này.
 
Khi trưởng thành, cá voi Bắc Đại Tây Dương có thể nặng đến 63.500 kg, dài đến 55 m. Hiện chỉ còn 300-400 cá thể trong tự nhiên, theo NOAA.

Phi Yến

>> Viễn cảnh rô bốt đe dọa nhân loại
>> Rô bốt tự hành vượt Thái Bình Dương
>> Rô bốt có não ong
>> Rô bốt tự thổi phồng
>> Da nhân tạo cho rô bốt giống người

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.