Cuộc nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Đại học Radboud Nijmegen (Hà Lan) đã xác định được dấu hiệu xuất hiện của một dạng vi khuẩn đặc biệt bên trong ruột của những trẻ sơ sinh bị đau bụng. Đây là thuật ngữ mô tả trẻ khóc hơn 3 giờ/ngày mà không phát hiện nguyên nhân.
|
Trong vài tuần đầu tiên khi chào đời, trẻ hay khóc bị phát hiện có lượng vi khuẩn gọi là proteobacteria cao trong ruột so với những trẻ ít khóc hơn.
Proteobacteria bao gồm các vi khuẩn gây đầy hơi, có thể làm trẻ đau bụng dẫn đến khóc to, theo chuyên gia Carolina de Weerth của đại học trên.
Bên cạnh đó, trẻ hay khóc cũng có một lượng thấp vi khuẩn các nhóm khác, gọi là bifidobacteria và lactobacilli. Đây là nhóm có tác dụng chống viêm, có thể giảm tình trạng viêm ruột và đau, theo báo cáo đăng trên chuyên san Pediatrics.
Các chuyên gia cho rằng giới bác sĩ nhi nên xét nghiệm vi khuẩn ruột để dự đoán tình trạng đau bụng gây khóc to ở trẻ, và có thể dùng những liệu pháp như bổ sung lợi khuẩn cho những trẻ này. Tuy nhiên, đề nghị trên vẫn cần được kiểm tra trước khi áp dụng trên thực tế.
Phi Yến
>> Trẻ sơ sinh nhập viện tăng do lượng sinh tăng
>> Trẻ sơ sinh học khi ngồi
>> Chăm sóc trẻ sơ sinh
>> Giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
>> Cơn ác mộng vi khuẩn thời kỷ Permi
>> Đề phòng vi khuẩn gây bệnh ở núm vú giả
>> 7 vi khuẩn gây hại có trong thực phẩm
Bình luận (0)