Thời điểm ban đầu khi các doanh nghiệp nội địa còn yếu về công nghệ, thiếu về kinh nghiệm thì các sản phẩm nước ngoài đã định chuẩn cho sản phẩm trong nước. Còn nhớ có thời một thương hiệu xe máy Nhật Bản được gọi trìu mến là “giấc mơ”. Mà quả thật vậy, sở hữu được chiếc xe này y như giấc mơ đã thành hiện thực. Lâu dần qua thời gian, suy nghĩ của người tiêu dùng định hình sâu sắc: hễ nghĩ đến xe máy là phải nghĩ đến một thương hiệu Nhật Bản, điện máy thì nghĩ ngay đến một thương hiệu Hàn Quốc, nhưng lạ thay nói đến cà phê thì không nghĩ ngay đến cái tên Việt Nam, dù rằng Việt Nam có không ít thương hiệu tiếng tăm. Và không biết tự bao giờ, không chỉ sản phẩm ngoại quốc tự nhiên “có giá” hơn sản phẩm nội địa, mà ngay cả cái tên ngoại thôi dường như cũng là dấu hiệu cho thấy “đẳng cấp” cao hơn doanh nghiệp có tên nội địa.
Dù lý giải thế nào thì nổi trội vẫn là vấn đề tâm lý sính ngoại đã ăn quá sâu vào tâm hồn người tiêu dùng Việt. Đây chính là những rào cản vô hình nhưng rất lớn.
Thời gian trôi qua, khi các doanh nghiệp trong nước đã thấm đòn cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại quốc. Một số ít doanh nghiệp còn trụ lại được, tự thân học hỏi đi lên. Dĩ nhiên, các doanh nghiệp nội địa này gặp khó khăn hơn gấp bội để giữ, giành và dẫn dắt thị trường. Nếu nói về cà phê thì Việt Nam cũng đang có nhiều thương hiệu nội địa đáng tự hào, Trung Nguyên là một trong số đó. Công bằng mà nói, khi nói đến cà phê thì doanh nghiệp này sử dụng công nghệ tối tân không kém cạnh so với nước ngoài, nhưng cái bất lợi chính là tâm lý sính ngoại, ưa thích một cái tên ngoại quốc đã ăn sâu vào tâm thức người tiêu dùng. Và điều này trở thành một “bức tường tâm lý” vô cùng lớn cho Trung Nguyên cũng như các doanh nghiệp nội trong cạnh tranh trên thương trường.
Với ưu thế ngoại quốc, đi kèm với khả năng tiếp thị vượt trội, các doanh nghiệp ngoại dễ dàng mở lòng người tiêu dùng bản địa. Vô hình trung, điều này đẩy các thương hiệu bản địa rơi vào thế nguy hiểm. Bất kỳ thương hiệu nào cũng cần sự ủng hộ nơi người tiêu dùng. Trước sức càn quét mạnh mẽ và sự sẵn sàng đón nhận thương hiệu ngoại quốc của người tiêu dùng, thương hiệu nội địa rơi vào tình thế bị tổn thương.
Khi chúng ta mở cửa chào đón các doanh nghiệp ngoại quốc, văn hóa ngoại cũng theo đó mà lây lan. Việt Nam là một quốc gia Á Đông, văn hóa có nhiều điểm khác biệt với văn hóa phương Tây. Văn hóa Á Đông kín đáo, sâu sắc, giàu tính cổ truyền. Trong khi đó, phương Tây có văn hóa cởi mở, sẵn sàng đón nhận cái mới cao hơn. Khi mở cửa, các giá trị văn hóa va đập, đan xen nhau. Nhưng có thể thấy, với truyền thống đặc trưng Á Đông, việc thay thế giá trị truyền thống bằng các giá trị ngoại lai là không cần thiết và không khả thi. Do đó, với các doanh nghiệp trong nước, không chỉ trong ngành cà phê mà các ngành kinh doanh khác, không nên quên một lợi thế đặc biệt. Đó chính là gốc rễ, giá trị văn hóa nguồn cội vẫn còn trong gien di truyền, trong dòng máu của người tiêu dùng bản địa. Điều này cần phải khơi lại, nhắc lại để người tiêu dùng tránh bị mất cảm giác, quên đi giá trị văn hóa dân tộc.
Khi người tiêu dùng bản địa mở lòng với doanh nghiệp trong nước thì có thể nói là có rất nhiều sản phẩm trong nước hoàn toàn không thua kém doanh nghiệp ngoại, vì công nghệ chúng ta tiên tiến không kém, con người chúng ta thông minh không thua, vấn đề chỉ là phá bỏ được bức tường tâm lý sính ngoại thì các doanh nghiệp Việt sẽ có vô vàn cơ hội để chinh phục người tiêu dùng trong nước. (Còn tiếp)
Bình Nguyên
>> Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị cho lễ hội cà phê
>> Sự thao túng của các nước tiêu thụ cà phê trên toàn cầu
>> Bạn hiểu gì về cà phê ? Những thế lực chi phối cà phê toàn cầu
>> Cà phê giúp giảm ung thư miệng
>> Ông chủ cà phê Trung Nguyên ra chợ bán hàng
>> “Chảy máu” cà phê thô
>> Con đường cà phê Việt
>> Một ly cà phê tuyệt hảo cần gì ?
>> Các cách uống cà phê Việt Nam
>> Cà phê Việt với vai trò đại sứ ngoại giao
>> Hồn vía cà phê
>> Cà phê phin - tinh hoa Việt
>> Cà phê Buôn Ma Thuột xuất khẩu chưa thể gắn nhãn chỉ dẫn địa lý
>> Bạn hiểu gì về cà phê ? - Các xu hướng quán mới ở Việt Nam
Bình luận (0)