Lập nghiệp ở quê

01/02/2013 03:10 GMT+7

Nguyễn Đình Phước (thôn Hải Bình, xã Lộc Bình, H.Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) mới 26 tuổi nhưng đã là chủ nhân một trang trại tổng hợp thu nhập hàng trăm triệu đồng năm.

Học ngành quản trị văn phòng Trường CĐ Sư phạm Huế. Ra trường, Phước lặn lội đi xin việc ở nhiều nơi như TP.HCM, Bình Dương… Công việc không ổn định, anh quyết định trở về quê, quyết tâm làm giàu từ mảnh đất này.

 Đàn lợn rừng trong mô hình trang trại tổng hợp của anh Nguyễn Đình Phước
Đàn lợn rừng trong mô hình trang trại tổng hợp của anh Nguyễn Đình Phước
- Ảnh: Thông Nguyễn

Thất bại liên miên. Đầu tiên, anh đầu tư công sức và tiền bạc vào nuôi gà kiến, kết quả trắng tay do dịch bệnh. Chuyển sang nuôi lợn rừng nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên thịt lợn quá mỡ, bán mất giá. Anh lại thả cá nước mặn thì năm đó lũ lên nước ngọt trên nguồn đổ về quá nhiều làm cá chết trắng. “Cay đắng” là từ mà anh hình dung cho chuỗi ngày tháng đó. “Người già có kinh nghiệm, tuổi trẻ thì liều” là phương châm của anh khi quyết định không bỏ cuộc giữa chừng. Tìm tòi, học hỏi trên sách báo, internet, tham khảo ý kiến của một số người quen về lĩnh vực nông lâm, ngư, nghiệp, Anh tận dụng 15 ha diện tích rừng, diện tích mặt nước “đánh” thêm một trận nữa.

Hiện nay, Phước đang sở hữu một trang trại kết hợp rộng 15 ha. Đây là một trong những mô hình trang trại tổng hợp đầu tiên ở huyện Phú Lộc. Trong đó có 10 ha trồng rừng, chủ yếu là cây keo, hiện khoảng 2-3 năm tuổi, với loại cây này khoảng 5 tuổi thì cho thu hoạch. Theo ước tính 1 ha keo lá tràm sẽ thu về được từ 40-60 triệu đồng. 5 ha còn lại anh trồng chuối, tre lấy măng, kết hợp nuôi lợn rừng, hươu sao, gà kiến, gà sao. Anh có khoảng 2.000 gốc chuối, thu nhập hằng năm từ 80 đến 100 triệu đồng. Tre lấy măng hơn 70 gốc, đây là giống tre Điền Trúc rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Măng tre hiện tại vẫn chưa thu hoạch, dự kiến sang năm Quý Tỵ mới thu, anh ước tính cũng thu về hơn 50 triệu đồng. “Việc mình sản xuất trang trại theo hình thức kết hợp này sẽ giúp giảm bớt công sức và chí phí, cũng như đem lại nhiều nguồn thu cùng một lúc sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn”, anh Phước chia sẻ.

Mặc dù mới đi vào hoạt động đầu năm 2010 nhưng mô hình làm trang trại tổng hợp của anh đã bước đầu có những thành công. Theo tính toán, trừ hết mọi chi phí một năm anh thu lãi về không dưới 200 triệu đồng. Ngày 22.5.2012, UBND huyện Phú Lộc ra quyết định cấp giấy phép kinh doanh và công nhận trang trại của anh có tên là Hải Sơn, đây là một bước tiến quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu của trang trại.

Thông Nguyễn - Thiên Huy

>> Xây dựng mới 15 làng thanh niên lập nghiệp
>> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 19: Lập nghiệp nhờ... đất mượn
>> Đồng hành với thanh niên lập nghiệp
>> Giải pháp giúp thanh niên lập nghiệp
>> Từ đại học đến lập nghiệp
>> Nâng tầm làng TN lập nghiệp và xây dựng công trình ở Trường Sa
>> Lập nghiệp từ tay trắng
>> Làng thanh niên lập nghiệp Ia Lốp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.