Tết gia đình Việt: Thang giá trị của các loại gia đình

05/02/2013 03:30 GMT+7

Trao đổi với Thanh Niên về sự khác nhau giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, TS Trần Xuân Bình, Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học Huế, cho rằng:

 

58% phụ nữ từng bị bạo hành

Ông Hoa Hữu Vân, Phó vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VH-TT-DL), cho biết một nghiên cứu công bố năm 2010 cho thấy 58% phụ nữ VN đã từng bị ít nhất một lần bạo hành gia đình. Mới đây, thống kê của Bộ VH-TT-DL bằng con đường quản lý nhà nước dựa trên báo cáo tỉnh thành cho thấy từ 2009 đến tháng 6.2012 có trên 180.000 vụ bạo hành gia đình. Trong đó, hơn 60,4% nạn nhân là phụ nữ, 13,1% trẻ em và bạo lực người già chiếm 9,6%. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi kiểu gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ cao rơi vào các gia đình có mâu thuẫn âm ỉ và học vấn thấp.

Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua so sánh các hệ giá trị. Chẳng hạn, so sánh các gia đình truyền thống, bố mẹ chuyên tâm vào lưu lại giá trị truyền thống như hiếu thảo với cha mẹ, cách ứng xử với bà con.

Gia đình hiện đại lại phần nào bỏ qua các giá trị này. Họ coi truyền thống không quan trọng bằng tri thức, kinh nghiệm sống để con cái có thể ứng xử được với biến đổi xã hội.

“Cũng vì thế, yêu cầu về hôn nhân cũng khác. Các gia đình truyền thống yêu cầu chàng rể phải là người có đạo đức, giá trị truyền thống, hiểu về văn hóa truyền thống, thông thạo việc ma chay cúng kỵ. Người ta kính trọng gia đình có rể chỉn chu. Còn gia đình hiện đại lại mong muốn rể phải nhanh nhẹn, tháo vát, giàu có, ăn mặc sang trọng, đi xe hơi.

Quan niệm về nàng dâu cũng khác. Con dâu gia đình truyền thống là phải chăm sóc bố mẹ già tốt, kính trên nhường dưới, có tố chất dạy lại con cái truyền thống tổ tiên.

Việc mẹ chồng dạy con vì thế rất khắt khe, để cô dâu còn giữ giá trị đó mà truyền cho cháu, đặc biệt là dâu trưởng, hoặc dâu út sống với ông bà. Gia đình hiện đại lại coi trọng nhất việc con dâu đối xử với chồng con ra sao. Điều này quan trọng hơn đối xử với bố mẹ và người khác”.

Mức độ hài lòng với cuộc sống của hai loại gia đình truyền thống và hiện đại có gì khác nhau thưa ông?

 

Chưa đủ 1 giờ cho con mỗi ngày

Theo ông Nguyễn Hữu Tiến, Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), hiện nay có những nơi có tình trạng cha mẹ đi làm ăn xa và để con ở nhà, gần như mồ côi vì không có sự chăm sóc của cha mẹ. “Ở Quảng Thái (Thanh Hóa) khi chúng tôi đưa được các trẻ đi ăn xin về nhà, cho đi học thì bố mẹ các em lại lên đường đi kiếm sống thay con. Sau đó, hằng tháng họ gom tiền cử người mang về. Thậm chí có thống kê cho thấy 58% gia đình không dành đủ 1 tiếng cho con một ngày. Dành cho ở đây nghĩa có thể bao gồm ngồi ăn cơm chung với con, hay trò chuyện, chơi trò chơi. Trong khi đó, người đầu tiên phải có trách nhiệm với con chính là bố mẹ”, ông Tiến nói.

Điều kỳ lạ là mức độ hài lòng, rất hài lòng, không hài lòng của cả hai loại gia đình khá tương đồng. Nhìn chung con số hài lòng tương đối cao. Tuy nhiên, mức độ để đạt được sự hài lòng lại vô cùng khác nhau giữa các vùng, các miền.

Một số đồng bào dân tộc Vân Kiều lấy sự hòa hợp với thiên nhiên làm hài lòng. Với phụ nữ nông thôn ven biển ở Huế, hài lòng là bắt được tôm cá, no đủ cho gia đình. Nhưng no đủ của họ rất thấp, trong khi họ phải lao động rất nhiều. Thậm chí nếu so sánh với thành phố, người ta có thể ngạc nhiên, tại sao như vậy mà họ hài lòng, hạnh phúc. Rõ ràng, tỷ lệ hài lòng tương đương nhưng hai cái hài lòng khác xa nhau lắm.

Thay vì đại gia đình sống chung, ngày càng nhiều gia đình hạt nhân - chỉ gồm bố, mẹ, con. Điều này sẽ gây biến đổi gì về thang giá trị?

Hãy nhìn chức năng giáo dục hướng nghiệp - một chức năng cơ bản của gia đình để thấy điều này sẽ tiếp tục phát triển. Còn gia đình kia thì bảo lưu truyền thống gia đình, nghề truyền thống. Con cái giữ đất trồng rừng, mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nghề gì không biết nhưng phải có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, ma chay làm đúng nghi lễ. Gia đình hạt nhân có khuynh hướng con cái phải đi xa, làm nghề liên quan đến công nghiệp, lương cao. Vì thế, khi công nghiệp hóa tăng, xu hướng gia đình hạt nhân tăng là điều tất yếu.

Trinh Nguyễn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.