Người hiện đại từng chia sẻ Mẹ Trái đất với các chi người cổ đại, bao gồm cả người Neanderthal, họ hàng gần nhất của con người. Tuy nhiên, vấn đề luôn là đề tài tranh luận nóng hổi có liên quan đến thời gian “chung đụng” của hai chi người này, hay nói đúng hơn là sự “tương tác về thể xác” giữa người Neanderthal và người hiện đại.
|
Để làm sáng tỏ bí mật trên, một nhóm các chuyên gia quốc tế đã kiểm tra 215 mẫu xương được tìm thấy tại 11 điểm ở miền nam Iberia, hiện nay là Tây Ban Nha, nơi được cho là mảnh đất cuối cùng mà người Neanderthal từng tồn tại.
Người Neanderthal đã đến châu u trước người hiện đại, và nghiên cứu trước đó cho rằng họ bám trụ ở miền nam Iberia cho đến cách đây 35.000 năm, tức có thể chia sẻ chung mảnh đất với tổ tiên chúng ta trong cả chục ngàn năm.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp khác, nhằm loại bỏ tạp chất, các chuyên gia phát hiện mẫu xương này phải hơn 46.700 năm tuổi, và khó có khả năng người Neanderthal sống quá mốc thời gian này, theo giáo sư Thomas Higham của Đại học Oxford (Anh).
Như vậy, nghiên cứu mới đã cung cấp dữ liệu cho thấy người hiện đại và người Neanderthal có thể sống ở những thời điểm khác nhau tại vùng đất trên, và chưa từng qua lại bao giờ khi đặt chân đến châu u, theo báo cáo trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.
Về giả thuyết người hiện đại và Neanderthal từng giao phối, do 1 - 4% ADN của người Neanderthal trong chuỗi gien của người hiện đại, các chuyên gia cho rằng điều này có thể xảy ra trước khi tổ tiên chúng ta tiến vào châu u.
Hạo Nhiên
>> Sinh sản vô tính người Neanderthal
>> Người Neanderthal thuận tay nào?
>> Người Neanderthal từng vượt Địa Trung Hải
>> Sự tuyệt chủng của người Neanderthal
Bình luận (0)