Đó là lời cảnh báo của nhà địa chất học Virginia Toy của Đại học Otago (New Zealand) sau khi ông nghiên cứu các đứt gãy gần Nhật Bản.
|
Chuyên gia Toy đã tham gia dự án khoan một đứt gãy hút chìm tại Rãnh Nhật Bản đã trượt vào năm 2011, là hung thủ gây nên trận động đất kinh hoàng mạnh đến 9 độ Richter, kích hoạt sóng thần đánh vào bờ đông quốc gia Đông Á.
Trong nỗ lực nhằm khám phá lý do đằng sau cơn địa chấn khủng khiếp đến như vậy, các nhà nghiên cứu phát hiện gần như toàn bộ áp lực ở vỏ Trái đất bên trên mặt đứt gãy đã được tống ra cùng lúc khi trận động đất hồi tháng 3.2011 xảy ra, theo Tân Hoa xã.
“Điều này vô cùng quan trọng do hầu hết các đứt gãy địa chấn chỉ thải ra một lượng nhỏ (khoảng 10%) áp lực ở vỏ Trái đất xung quanh nó, chứ không phải gần 100% như trong trường hợp này”, chuyên gia Toy diễn giải.
Kết quả thu được cho thấy những đứt gãy đới hút chìm ở các nơi khác, bao gồm xung quanh New Zealand, cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn
Nữ chuyên gia địa chất học cho hay nếu những vật chất ở mặt phẳng đứt gãy tương tự như ở Rãnh Nhật Bản, nhiều khả năng chúng sẽ vô cùng kém khả năng ma sát, và do đó New Zealand cần chuẩn bị trước tinh thần về khả năng xảy ra địa chấn mạnh tại khu vực.
Hạo Nhiên
>> Động đất 8 độ Richter, có thể gây sóng thần ở Thái Bình Dương
>> Bí mật bom sóng thần
>> Thái Lan đẩy mạnh ứng phó sóng thần
>> Cảnh báo sóng thần sau trận động đất ở Canada
>> Bờ biển Việt Nam an toàn trước cảnh báo sóng thần
>> Nhật Bản có thể hứng sóng thần cao 34 m
>> Viễn cảnh siêu sóng thần ở Nhật Bản
>> Cảnh báo sóng thần sau động đất 6,8 độ Richter tại Nhật
>> Thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản: Một năm nhìn lại
>> Nhật vẫn tiếp tục tìm kiếm thi thể nạn nhân sóng thần
>> Núi lửa ở New Zealand "thức giấc" sau 115 năm
Bình luận (0)