Theo quy định hiện hành tại Quyết định số 01/2008/QĐ-BNN của Bộ NN-PTNT ngày 4.1.2008 về ghi nhãn, mạ băng và sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến sản phẩm cá đông lạnh thì tỷ lệ nước mạ băng so với khối lượng tịnh của sản phẩm theo quy định của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu.
|
Với thị trường nhập khẩu chưa có quy định thì tỷ lệ mạ băng của sản phẩm không được vượt quá 10%.
Còn trong dự thảo này, tỷ lệ nước mạ băng so với khối lượng tịnh của sản phẩm dạng philê đông lạnh xuất khẩu phải tuân thủ đúng quy định của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu và không vượt quá 20%, được ghi rõ trên nhãn sản phẩm.
Theo dự thảo mới, ngoài việc đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm còn phải đảm bảo thêm 2 yêu cầu về tỷ lệ mạ băng và hóa chất, phụ gia và hàm lượng nước.
Nafiqad cho biết xử lý phụ gia nhằm giảm sự hao hụt trọng lượng miếng philê cá tra, giữ gìn màu sắc tự nhiên cho miếng cá, tăng giá trị kinh tế sản phẩm và tăng lợi nhuận công ty. Còn mạ băng để hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật, không khí vào sản phẩm.
Cơ quan này cho biết thêm vừa qua nhận được phản ánh của một số nhà nhập khẩu tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nga về chất lượng sản phẩm cá tra, ba sa đông lạnh của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề tỷ lệ mạ băng và lạm dụng hóa chất, phụ gia có khả năng giữ nước để tăng trọng lượng.
Đình Quân
>> Kiểm tra việc cho vay trên 38.000 tỉ đồng “giải cứu cá tra”
>> Nuôi cá tra ngày càng bất ổn
>> Kiểm tra khoản tín dụng hơn 38.000 tỉ “giải cứu” cá tra
>> Xuất khẩu cá tra giảm
>> Cá tra xuống dốc, cá lóc lên đời
>> Xuất khẩu cá tra vẫn gặp khó
>> Cá tra xếp hạng 6/10 “thủy sản được yêu thích” tại Mỹ
Bình luận (0)