Sergio Azevedo, làm việc tại Bảo tàng Quốc gia Brazil cho biết ông bắt đầu phát triển các kỹ thuật này sau khi phát hiện xương hóa thạch của một loài động vật không rõ trong bang Sao Paulo. Ông nói: "Nhiều lần, khi người ta tìm thấy một hóa thạch thì lại rơi vào tình trạng mù mờ, không xác định được có bao nhiêu loài động vật trong nhóm này. Thỉnh thoảng, chỉ thu thập được một phần của xương hoặc răng”.
Theo hãng tin UPI, Azevedo tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này trong nhiều năm qua, nhưng trước đó chưa có phương cách nào thích hợp. Bên cạnh đó, thì đây cũng là một kế hoạch dự phòng cho trường hợp lỡ tay làm hỏng mẫu vật trong quá trình khai quật nó trên thực tế. Cuối cùng Avezedo quyết định chỉ cần dùng máy CT-Scanner quét một cách chi tiết mẫu vật và in nó ra (dạng 3D).
Nhóm nghiên cứu thuộc Bảo tàng Quốc gia Brazil đã dùng máy quét CT-Scanner di động thu thập hình ảnh hóa thạch còn đang nằm trong lòng đất rồi sau đó mới khai quật phần lớn các khối đá đem về phòng thí nghiệm. Khi những khối mẫu vật đem về bảo tàng, chúng được quét lại một cách cẩn thận bằng một máy quét mạnh hơn và sau đó một bản in hiện vật được hình thành với máy in 3D dùng chất liệu nhựa dẻo. Azevedo cho biết, điều này cho phép chúng ta xem xét một cách an toàn bên trong mẫu vật, mà thông thường thì không thể làm được với mẫu vật thật. Hóa thạch ông tìm thấy ở Sao Paulo là một loài mới, đó là cá sấu đã tuyệt chủng 75 triệu năm trước.
“Máy in 3D sẽ là một bước thay đổi trong khoa học cổ sinh vật học một khi chi phí rẻ hơn”, Louise Leakey người điều hành một bảo tàng hóa thạch ảo nói.
Song Mai
>> Triển lãm ảnh 3D đường phố ở Bangkok
>> Máy tính 3D "nhúng" tay người dùng vào màn ảnh
>> Bút vẽ 3D đầu tiên trên thế giới
>> Tạo ra tai người như thật bằng công nghệ in 3D
Bình luận (0)