Giải mã sự kiện thiên văn độc đáo

19/03/2013 15:39 GMT+7

(TNO) NASA vừa tung ra hình ảnh minh chứng cho hiện tượng “dội sáng”, ghi lại thời khắc sau khi một ngôi sao đột ngột tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời hơn 10 năm trước.

(TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa tung ra hình ảnh minh chứng cho hiện tượng “dội sáng”, ghi lại thời khắc sau khi một ngôi sao đột ngột tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời hơn 10 năm trước.

Vào năm 2002, một ngôi sao trước đó chưa từng được biết đến đã bùng sáng trên bầu trời, làm mờ mọi cặp mắt của các nhà chiêm tinh học, trở thành ngôi sao sáng nhất lúc đó.

V838 Monocerotis thật sự đã tạo ra một huyền thoại trong lịch sử thiên văn học, do các nhà khoa học chưa bao giờ chứng kiến được tình trạng bạo phát ánh sáng nào tương tự trước đó.

Giờ đây, NASA đã công bố hình ảnh được tạo ra bằng dữ liệu do kính viễn vọng không gian Hubble thu thập được, cho thấy V838 đã tổng vật chất vào vũ trụ, và ánh sáng mà chúng ta thấy chẳng qua là ảnh “dội sáng” của sự kiện trên.

Quầng sáng trên tương đương với 11 triệu Mặt trời cùng phát sáng một lúc, cách đây 11 năm, theo Space.com.

Vẫn chưa rõ điều gì đã kích động ngôi sao trên khiến nó phun ra ánh sáng chói lóa như vậy, nhưng trong số các giả thuyết, có một giả thuyết cho rằng đã diễn ra sự bùng nổ helium khi ngôi sao bước vào ngưỡng diệt vong.

V838 nằm cách hệ mặt trời 20.000 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Kỳ Lân, trong khi ảnh “dội sáng” của nó có đường kính đến 6 năm ánh sáng.

Có vẻ như ngôi sao này lớn gấp 5 đến 10 lần Mặt trời của chúng ta. 

Hạo Nhiên

>> Khánh thành đài thiên văn lớn nhất thế giới
>> Nhân tài thiên văn 15 tuổi
>> Khám phá láng giềng gần của hệ mặt trời
>> Sự im lặng chết chóc của mặt trời
>> Iran sắp khánh thành đài thiên văn không gian

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.