(TNO) Giới khoa học Mỹ cảnh báo những trẻ được cho ăn thức ăn đặc trước sáu tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì sau này, theo báo Daily Mail.
Theo các chuyên gia sức khỏe Mỹ thì thức ăn đặc có dinh dưỡng thấp nhưng lại có hàm lượng calo cao. Do đó, nó có khả năng gây béo phì, dị ứng, chàm và có liên quan đến bệnh tiểu đường.
Sau khi theo dõi 1.334 phụ nữ mới sanh, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật ở Mỹ phát hiện, 40% trong số đó cho con họ ăn thức ăn đặc trước khi bé được bốn tháng tuổi và thậm chí 9% cho con ăn trước khi trẻ bốn tuần tuổi.
|
Khi được hỏi tại sao cho con ăn thức ăn đặc sớm, nhiều bà mẹ trả lời rằng con họ đã đủ lớn, những người khác thì nói cảm thấy con họ đói và muốn ăn thức ăn giống như ba mẹ hoặc họ làm điều đó theo lời bác sĩ.
Tác giả nghiên cứu Kelley Scanlon cho hay: “Nhân viên chăm sóc y tế cần có hướng dẫn rõ ràng và thật sự hỗ trợ các bà mẹ trong việc thực hiện lời khuyên của giới chuyên gia là nên cho trẻ ăn khi được 6 tháng tuổi”.
Nghiên cứu mới còn chỉ ra rằng những bà mẹ trẻ, nghèo và có học vấn thấp thường có khuynh hướng cho con họ ăn thức ăn đặc sớm.
Lý do của tình trạng này được cho là sữa bột đắt tiền, cùng với lời đồn rằng trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu được cho ăn thức ăn đặc.
Trong khi đó, các chuyên gia dinh dưỡng lo ngại rằng việc ăn thức ăn đặc quá sớm có thể khiến trẻ uống sữa ít lại, dẫn đến nguy cơ nhận ít dưỡng chất hơn.
Văn Khoa
>> Trẻ béo phì và nguy cơ ung thư
>> Nguy cơ đau khớp ở trẻ béo phì
>> Trẻ béo phì tăng rủi ro bệnh tim mạch
>> Trẻ béo phì học kém môn toán
>> Trẻ béo phì dễ mắc bệnh
>> Có nên cho trẻ ăn theo bữa ?
>> Cho trẻ ăn đúng cách
Bình luận (0)