(TNO) Sau 25 năm, các doanh nghiệp nước ngoài đã giải ngân hơn 100 tỉ USD vào Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm nhưng vẫn còn một số bất cập.
>> Vốn FDI được điều chỉnh lên hơn 16 tỉ USD
>> Lúng túng trong quản lý doanh nghiệp FDI
>> Dòng vốn FDI sẽ dịch chuyển mạnh tới VN
>> Nhiều doanh nghiệp FDI sẽ phải chấm dứt hoạt động
>> Sụt giảm đầu tư FDI
>> Rút phép 8 dự án FDI
>> Bệnh “FDI”
>> Cẩn trọng “bẫy” FDI!
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cho thấy, đến hết tháng 12.2012, cả nước có 14.552 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 210,5 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện 100,6 tỉ USD.
Là khu vực phát triển năng động nhất, tỷ trọng đóng góp của các DN FDI ở mức 2% GDP trong 1992 đã tăng lên 18,97% năm 2011. Nhờ đó, đóng góp ngân sách tăng mạnh theo từng năm, từ 1,8 tỉ USD giai đoạn 1994-2000 lên 14,2 tỉ USD giai đoạn 2001-2010, riêng 2012 nộp ngân sách 3,7 tỉ USD (không kể dầu thô).
Đối với xuất khẩu, nếu trước 2011 xuất khẩu của khu vực này chỉ đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô, từ năm 2003 trở thành nhân tố chính và chiếm 64% tổng kim ngạch.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả, nhưng theo ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nguồn vốn FDI sau 25 năm nhìn một cách tổng quan nhất vẫn còn 8 điểm yếu chưa thể khắc phục. Thứ nhất, hiệu quả tổng thể nguồn vốn FDI chưa cao, các dự án tập trung chủ yếu vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp.
Thứ hai, dù giải ngân được hơn 100 tỉ USD, nhưng tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký, quy mô dự án nhỏ, nhiều dự án chậm triển khai, giãn tiến độ, và dòng vốn FDI gần đây đang có chiều hướng giảm.
Thứ ba, đa số công nghệ thu hút từ FDI đều chưa phải công nghệ tiên tiến hiện đại, chỉ ở mức trung bình so với thế giới, rất ít DN sử dụng công nghệ cao.
Thứ tư, dù tạo ra 2 triệu lao động trực tiếp và 3 triệu lao động gián tiếp, tuy nhiên đánh giá chung như vậy còn chưa tương xứng, đời sống người lao động chưa cao, tranh chấp có xu hướng gia tăng.
Đặc biệt, thứ năm, theo ông Thu đang có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế khá phổ biến tại các DN FDI, và có xu hướng ngày càng tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (máy móc, thiết bị, bản quyền…). Nâng khống giá trị mua bán đầu vào, phí quản lý, trả lương, đào tạo… tạo ra tình trạng lãi thật, lỗ giả gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên VN phải rút khỏi khối liên doanh.
Cũng theo ông Thu ngoài 5 điểm yếu trên, thì 3 hạn chế còn lại bao gồm: Hiệu ứng lan tỏa sang khu vực khác kém; Giá trị gia tăng tạo ra tại VN và khả năng tham gia chuỗi giá trị thấp; Một số dự án gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên.
Anh Vũ
Bình luận (0)