Bày tỏ cảm xúc trên mạng làm bạn bình tĩnh hơn?

28/05/2013 14:20 GMT+7

(TNO) Thường, người ta dễ nghĩ rằng thổ lộ ra được những điều bực bội trong lòng sẽ khiến mình bình tĩnh hơn. Nhưng những nghiên cứu mới được công bố gần đây chỉ ra rằng bày tỏ cảm xúc trên mạng thậm chí còn làm cho bạn có xu hướng giận dữ nhiều hơn, theo Daily Mail.

(TNO) Thường, người ta dễ nghĩ rằng thổ lộ ra được những điều bực bội trong lòng sẽ khiến mình bình tĩnh hơn. Nhưng những nghiên cứu mới được công bố gần đây chỉ ra rằng bày tỏ cảm xúc trên mạng thậm chí còn làm cho bạn có xu hướng giận dữ nhiều hơn, theo Daily Mail, theo Daily Mail.

>> Thế giới mạng không phải là thế giới ảo nữa

Nghiên cứu cho thấy những người dùng internet thường xuyên để lại ý kiến (tích cực hoặc tiêu cực) của mình trên các trang web sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Nói chung là họ có xu hướng trải nghiệm sự giận dữ và thất vọng.

Một nghiên cứu khác lại cho thấy cả những bài viết dù vô thưởng vô phạt của người khác lẫn của bạn đều có liên quan tới sự thay đổi tâm trạng tiêu cực.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tâm lý học xã hội, hành vi và mạng xã hội.

Bày tỏ cảm xúc trên mạng giống như việc đặt một mồi lửa trước bình xăng, phó giáo sư về phát triển con người và tâm lý học, Đại học Wisconsin-Green Bay (Mỹ) Ryan Martin so sánh.


Việc đọc các bài viết của người khác hay của chính bạn đều có liên quan tới sự thay đổi tâm trạng - Ảnh: Daily Mail

Internet giúp người ta dễ dàng bày tỏ những cảm xúc bốc đồng hơn bất cứ phương tiện nào khác”, ông nói.

Nó cũng dễ dàng được hưởng ứng ngay lập tức những khi bạn đang trong tâm trạng tức giận nhất.

Martin cho biết dù khởi thủy các nghiên cứu chỉ tập trung đến các trang web có đăng các bài viết về việc bày tỏ sự giận dữ trên mạng, song, kết quả nghiên cứu lại vô hình trung liên quan đến các mạng xã hội như Facebook và Twitter, thậm chí liên quan đến cả các trang web tin tức và blog.

Ông cho biết mối liên kết của những người ẩn danh trên mạng dưới vỏ bọc đơn thuần chỉ là những cái tên người dùng thể hiện trên màn hình và cái mà ông gọi là “khoảng cách xã hội” khiến người ta trở nên thiếu thận trọng trong khi tương tác với nhau trên mạng.

Trang web giống như một cái “bị bông” ảo thúc đẩy các hành vi ẩn chứa nguy cơ gây hại, Martin nói. “Hầu hết các trang web này đều khuyến khích người ta trút bỏ cảm xúc như một cách để đối phó với sự tức giận”, ông nói thêm.

"Họ nghĩ trút giận như là một phương cách bày tỏ có lợi cho sức khỏe. Song, thực tế không phải vậy”, giáo sư khằng định.

Cho rằng cảm xúc giận dữ ở mỗi người là điều bình thường, phó giáo sư Martin đồng thời cũng tin rằng một phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề tích cực hơn để thay đổi tình trạng hiện tại là tập trung giải quyết những rắc rối một cách trực tiếp.

Đối với một số người, nguyên nhân thúc đẩy họ bày tỏ cảm xúc trên mạng là do cảm giác bất lực nội tại và tự cảm thấy giác rằng mình phải làm một điều gì đó khác thay đổi tình trạng hiện tại, Martin nói.

Một số người có suy nghĩ chưa chín chắn khi cho rằng internet là một thế giới riêng biệt và họ tìm thấy sự an toàn khi tất cả cùng ẩn danh. Họ không nhận ra rằng bằng việc gửi các tin nhắn một cách vô tội vạ thông qua các trang web, vô tình, họ đang gây ra sự đau khổ và lây lan những cảm xúc tiêu cực cho những người khác đọc được các bài viết của họ trên mạng.

“Đây không phải là một môi trường khác. Đây vẫn là cuộc sống thực”, Weckerle - một thành viên trên mạng xã hội - nói.

Thạch Tùng

>> Khi người ta bế cảm xúc
>> Làm báo theo kiểu cảm xúc
>> Ngày thứ hai cảm xúc
>> Cảm xúc sau mỗi mùa thi ĐH
>> Xúc động với Cảm xúc Trường Sa
>> Vay mượn cảm xúc
>> Sinh viên Mỹ làm nổi sóng thế giới mạng
>> Lễ hội áo dài hứa hẹn nhiều cảm xúc
>> Tận hưởng cảm xúc bình yên của thiên nhiên
>> Thiết bị nhận biết cảm xúc sắp ra đời
>> Camera phân tích cảm xúc
>> Hoa khiến cảm xúc con người thăng hoa
>> Mông rô bốt biểu hiện cảm xúc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.