Tái tạo thận chuột trong phòng thí nghiệm

15/04/2013 12:33 GMT+7

(TNO) Các nhà khoa học đã tìm được một cách mới để tạo ra thận có thể đảm đương nhiệm vụ của thận thật, ít nhất là ở chuột.

Khi được cấy vào động vật, một quả thận được nuôi trong phòng thí nghiệm đã bắt đầu quá trình tạo nước tiểu như thận thật.

Theo báo cáo trên Nature, các nhà nghiên cứu của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã thực hiện những bước đầu tiên tiến tới khả năng tạo những quả thận có thể sử dụng.

Thận nuôi như thận thật
 Thận chuột được tái tạo trong phòng thí nghiệm - Ảnh: Phòng thí nghiệm Ott

Họ lấy thận chuột và dùng chất tẩy rửa sạch các tế bào cũ. Phần mạng lưới protein còn lại, trong trường hợp này gọi là giàn khung, với bề ngoài chẳng khác chi thận thật, bao gồm hệ thống các mạch máu và các ống dẫn lưu.

Protein được bơm vào các tế bào bên phải thận, và bắt đầu quá trình gầy dựng lại cơ quan này.

Sau đó, các chuyên gia đặt quả thận trong lồng đặc biệt mô phỏng điều kiện trong cơ thể chuột trong vòng 12 ngày.

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thận đạt 23% năng suất tạo nước tiểu so với thận tự nhiên.

Khi các chuyên gia cấy cơ quan mới vào chuột, hiệu suất hoạt động giảm xuống còn 5%.

Tuy nhiên, trưởng nhóm nghiên cứu là bác sĩ Harald Ott cho hay, việc khôi phục được một phần nhỏ chức năng hoạt động của thận cũng đủ để giải phóng bệnh nhân khỏi máy chạy thận.

Phi Yến

>> Tái lập trình tế bào thành tế bào thần kinh
>> Nuôi răng thật từ tế bào
>> Dầu cá có thể cứu được tế bào não
>> Phát triển mô thận từ tế bào gốc
>> Chữa bệnh điếc bằng tế bào gốc
>> Chế tạo thành công gan người từ tế bào mầm
>> Biến tế bào da thành tế bào cơ tim
>> Vẫn sống dù không có 2 quả thận
>> Người có 4 quả thận, 3 lá lách

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.