Trẻ ăn đặc quá sớm dễ có nguy cơ béo phì

24/04/2013 03:25 GMT+7

Một cuộc khảo sát 1.334 người mẹ Mỹ của các chuyên gia thuộc Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật Mỹ cho thấy, ít nhất 40% người mẹ trong số này cho con trẻ ăn đặc quá sớm.

Theo Reuters, vào năm 2012, Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP) đưa ra khuyến cáo rằng, trẻ sơ sinh không nên ăn thức ăn đặc cho đến khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi.

Theo cuộc khảo sát kéo dài 2 năm này, cho trẻ ăn đặc quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, “bắt đầu cho trẻ sơ sinh ăn đặc trước 4 tháng tuổi có thể gây dị ứng và bệnh chàm”, bác sĩ Jennifer Shu, một bác sĩ nhi và là phát ngôn viên của AAP, nói.

Mỗi trẻ đều có bước phát triển khác nhau, nhưng có một số dấu hiệu giúp các bậc cha mẹ nhận biết liệu con trẻ đã sẵn sàng ăn đặc chưa:

- Trẻ ngồi được chưa? Trẻ có thể giữ được đầu thẳng chưa?

- Trẻ có há miệng khi được cho ăn?

- Trẻ đã lớn đủ chưa? (Trẻ được 4 tháng tuổi thường có số cân nặng gấp đôi so với cân nặng lúc chào đời).

- Trẻ có thể biết lấy thức ăn từ muỗng và thực sự nuốt thức ăn?

N.Linh

>> Giảm nguy cơ tiểu đường ở trẻ béo phì
>> Nguy cơ mắc đái tháo đường ở trẻ béo phì
>> Trẻ béo phì và nguy cơ ung thư
>> Nguy cơ đau khớp ở trẻ béo phì
>> Trẻ béo phì tăng rủi ro bệnh tim mạch

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.