(TNO) Trái đất đang đẩy mặt trăng ra xa với tốc độ nhanh hơn trong 50 triệu năm qua, phần lớn là do tác động của thủy triều.
Chuyên gia Matthew Huber của Đại học Purdue (Mỹ) cho hay các mô hình của sự ảnh hưởng thủy triều đối với quỹ đạo mặt trăng đã giúp hóa giải bí mật lâu nay có liên quan đến tuổi tác của chị Hằng, theo website NewScientists.com.
|
Lực hấp dẫn của mặt trăng tạo ra chu kỳ thủy triều thấp/cao mỗi ngày, làm tản mát dần năng lượng giữa nó với Trái đất, khiến hoạt động xoay của hành tinh trên trục của nó bị chậm đi và kết quả là mặt trăng bị đẩy ra xa khỏi địa cầu với khoảng cách 38,1 mm mỗi năm.
Nếu tốc độ trên được giữ nguyên theo thời gian, mặt trăng đã 1,5 tỉ tuổi, nhưng một số đá mặt trăng được xác định đã 4,5 tỉ tuổi.
Chuyên gia Huber và đồng sự đã thu thập dữ liệu về độ sâu của các đại dương và đường viền lục địa tồn tại cách đây 50 triệu năm trước để tạo ra mô hình về thủy triều cổ đại.
Dựa trên mô hình này, sự tản mát năng lượng lúc đó chỉ bằng 1/2 ngày nay, nên mặt trăng thời xưa bị đẩy ra xa với tốc độ chậm hơn.
Điểm chủ chốt trong mô hình nghiên cứu là Bắc Đại Tây Dương, vốn rộng hơn nhiều so với cách đây 50 triệu năm.
Hạo Nhiên
>> Các vụ nổ trên mặt trăng
>> Kẻ trộm mặt trăng" tái xuất
>> Mặt trăng “ăn” Mộc tinh
>> Nhìn trước tương lai Trái đất
>> Lõi Trái đất phải nóng đến 6.000 độ C
>> Tiểu hành tinh "khủng" sắp lướt gần Trái đất
>> Hải lưu Bắc Đại Tây Dương nung nóng Bắc Cực
Bình luận (0)