Vì sao giá vàng trong nước và thế giới chênh nhiều?

30/05/2013 16:56 GMT+7

(TNO) Trong báo cáo chi tiết về công tác quản lý nhà nước dài 15 trang gửi tới đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã lý giải cụ thể vì sao độ chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới ngày càng giãn rộng ra...

(TNO) Trong báo cáo chi tiết về công tác quản lý nhà nước dài 15 trang gửi tới đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã lý giải cụ thể vì sao độ chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới ngày càng giãn rộng ra...

>> Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Can thiệp thị trường vàng không vì mục tiêu lợi nhuận
>> Thống đốc phải chịu trách nhiệm về lạm phát
>> Chất vấn Thống đốc ngân hàng về “lợi ích nhóm”
>> Thống đốc NHNN sẽ trả lời chất vấn về nợ xấu, thị trường vàng
>> Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Tôi xin nhận trách nhiệm về nợ xấu”
>> Giá vàng "điên loạn" khiến thị trường "tê liệt" khoảng 2 giờ
>> Giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới 6,1 triệu đồng/lượng

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nước ta không phải là nước sản xuất vàng. Do vậy, để giá vàng trong nước bằng hoặc sát giá vàng thế giới thì thị trường vàng trong nước phải liên thông tuyệt đối hoặc liên thông tương đối với thị trường vàng thế giới.

Điều kiện để giá trong nước thế giới ngang nhau

Để thị trường vàng trong nước liên thông tuyệt đối với thị trường vàng thế giới thì chúng ta phải cho phép doanh nghiệp và người dân kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài, thông qua các sàn vàng, đồng thời phải cho phép nhập khẩu, xuất khẩu vô điều kiện số dư vàng trên tài khoản khi có nhu cầu. Khi đó, nhà đầu tư thông qua tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài, có thể mua bán vàng theo giá thế giới vào bất kỳ thời điểm nào. Hơn nữa, như vậy, nhà đầu tư còn được xuất, nhập khẩu vàng tự do vào VN. Như vậy, về nguyên tắc giá vàng thế giới và giá vàng trong nước sẽ tương trùng với nhau (loại trừ phí và thuế).

Để thị trường vàng trong nước liên thông tương đối với thị trường vàng thế giới thì có thể cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài thông qua các sàn vàng, không cho phép hoặc hạn chế việc xuất nhập khẩu vàng khi có nhu cầu. Khi đó, mặc dù được mua bán vàng theo giá vàng thế giới vào bất kỳ thời điểm nào nhưng nhà đầu tư lại không được tự do xuất nhập khẩu vàng ra vào VN nên giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn có chênh lệnh tương đối.

Hoặc có thể áp dụng cách khác là không cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, cho phép nhập khẩu vàng (một cách tự do hay có điều kiện).

Như vậy, mặc dù cho phép xuất nhập khẩu vàng ra vào VN một cách tự do hay có điều kiện nhưng không được mua bán vàng trên tài khoản vàng nước ngoài nên do hoạt động xuất nhập khẩu phải có thời gian, trong khi giá vàng thế giới lại biến động liên tục làm cho giá vàng trong nước vẫn chênh tương đối so với giá vàng thế giới.


Chỉ trong thời gian ngắn, thị trường vàng ở VN đã trải qua 3 giai đoạn điều hành - Ảnh: D.Đ.Minh

Trong các trường hợp này, mức độ tự do xuất nhập khẩu vàng sẽ tác động trực tiếp đến mức độ chênh lệch. Mức độ do xuất nhập khẩu càng cao thì chênh lệch giá vàng càng thấp và ngược lại.

Giá trong nước - thế giới: Vì sao ngày càng giãn xa?

Dẫn chứng cụ thể các nguyên nhân ảnh hưởng đến độ chênh của giá vàng trong nước và thế giới, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nêu rõ 3 giai đoạn diễn biến của thị trường vàng của nước ta: 2007 đến 2009; 2009 đến 2012 và từ 2012 - 2013.

Giai đoạn 2007-2009: Mặc dù Nhà nước không cấp phép nhưng các quy định của pháp luật về quản lý thị trường vàng còn chưa đầy đủ nên các sàn vàng đã hình thành một cách tự phát và phát triển rất nhanh. Trong thời gian này, mỗi năm ta cho phép nhập khẩu chính thức khoảng 40-60 tấn vàng và nhập lậu vàng cũng khoảng 50-60 tấn. Nét đặc trưng của giai đoạn này là chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới rất thấp, thế nhưng thị trường vàng trong nước bất ổn, thường xuyên có các cơn sốt vàng, người dân đổ xô đi mua, bán vàng, hoạt động đầu cơ trên thị trường diễn ra mạnh mẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường ngoại hối và tỷ giá, chỉ số giá cả và ổn định kinh tế vĩ mô, thậm chí chí gây bất ổn an ninh, trật tự xã hội. Các sàn vàng thu hút hàng triệu người ở cả nông thôn và thành thị tham gia... Chính vì vậy mà năm 2009, Chính phủ đã chính thức cấm và chấm dứt hoạt động của các sàn vàng, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

Giai đoạn 2009-2012: Nét đặc trưng của giai đoạn này là chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới nhìn chung vẫn ở mức thấp nhưng trung bình cao hơn nhiều so với 2007-2009; bất ổn của thị trường và tác động tiêu cực của nó đối với tỷ giá, chỉ số giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn diễn ra nhưng mức độ thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Giai đoạn 2012-2013: Đây là giai đoạn khuôn khổ pháp lý mới đã được xây dựng và có hiệu lực thi hành. Trong giai đoạn này, sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản không được phép hoạt động, Nhà nước độc quyền nhập khẩu và và sản xuất vàng miếng.

NHNN không cấp phép cho bất kỳ đối tượng nào nhập khẩu vàng, hoạt động nhập lậu cũng bị kiểm soát chặt chẽ, trên thị trường NHNN cũng mới chỉ bán can thiệp khoảng 20 tấn vàng.

Nét đặc trưng của giai đoạn này là: chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao và cao hơn nhiều so với hai giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, thị trường vàng ổn định, hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, không còn hiện tượng làm giá, tạo sóng để kiếm lời, không còn cảnh người dân đổ xô đi mua vàng, hiện tượng "vàng hóa" được kiềm chế và đẩy lùi, thị trường vàng không còn ảnh hưởng mạnh lên thị trường ngoại hối như trước đây, tỷ giá ổn định, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định, ngoài ra đã mua lại được của dân gần 100 tấn vàng.

V.An - N.Minh - T.Trung (lược trích)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.