Tại khu di tích này, nhiều cây gỗ quý đã bị lâm tặc đốn hạ. Cách nhà tướng Lê Đức Anh (nguyên Chủ tịch nước) chừng 300 mét, một khoảnh rừng đã bị khai thác trắng để trồng mì. Theo báo cáo của cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay xảy ra nhiều vụ chặt phá rừng, xâm hại Khu di tích Tà Thiết, trong đó có 4 trường hợp bị phát hiện. Cụ thể ngày 29.1, phát hiện 2 cây gỗ lớn (đường kính trên 30 cm) tại khu vực bếp Hoàng Cầm bị lâm tặc đốn hạ. Ngày 13.2, 5 người chặt phá rừng. Đến ngày 21.2, lực lượng tiếp tục phát hiện hàng trăm cây gỗ bị chặt phá ở khu vực Hội trường rừng Tà Thiết. Ngày 12.3, nhiều người đã xâm hại rừng gần hạng mục di tích nhà làm việc của nữ tướng Nguyễn Thị Định (nguyên Phó tư lệnh các lực lượng giải phóng miền Nam).
|
Trước tình hình chặt phá cây rừng, xâm hại nghiêm trọng đến khu di tích, Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Phước có văn bản kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo khẩn cấp các cơ quan chức năng cử các lực lượng chuyên trách có công cụ hỗ trợ đặc biệt phối hợp để bảo vệ rừng di tích; đồng thời chỉ đạo UBND H.Lộc Ninh, các sở, ban ngành rà soát lại vai trò, trách nhiệm được giao bảo vệ, quản lý tăng cường quản lý đối với rừng Tà Thiết. Ông Nguyễn Quang Toản - Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Phước đưa ý kiến: “Về lâu dài, để có thể giữ được rừng thì cần thành lập một tiểu ban quản lý và bảo vệ rừng trong khu di tích”.
Thống Nhất
>> Phá rừng thông để lấy đất trồng tiêu
>> Lâm tặc phá rừng lấy đất bán
>> Lâm tặc phá rừng thông lấy đất bán
>> Trưởng trạm quản lý bảo vệ rừng thuê người phá rừng
>> Vụ san lấp, bán hiện vật di tích quốc gia: Sẽ khôi phục theo đúng hiện trạng
>> Di tích… treo
>> Dân Đường Lâm tiếp tục ký đơn xin trả danh hiệu di tích
>> San lấp, bán hiện vật di tích quốc gia
>> Dân Đường Lâm làm đơn xin trả danh hiệu di tích
>> Di tích Mỹ Sơn lên máy bay
>> Quảng bá di tích Mỹ Sơn qua đường hàng không
>> Chuyển đoạn đường đã san ủi vào đường nội bộ khu di tích
Bình luận (0)