TS Nishimura Masanari là người đã phát hiện một mảnh khuôn đúc trống đồng có niên đại khoảng thế kỷ 1-3 sau Công nguyên. Là mảnh khuôn đúc đồng duy nhất được tìm thấy từ trước tới nay, tư liệu này cho phép khẳng định trống đồng được đúc ra chính tại Việt Nam, chứ không phải từ nơi khác mang đến. Cũng chính ông cùng đồng nghiệp khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện các khuôn đúc mũi tên tại Luy Lâu. Những khuôn đúc này cho thấy những mũi tên có niên đại thời kỳ An Dương Vương được sản xuất tại chỗ.
|
Nhà nghiên cứu sinh năm 1965 bắt đầu gắn bó với Việt Nam từ năm 1990, khi ông tham gia chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản về di chỉ làng Vạc. Sau đó, luận án thạc sĩ của ông nghiên cứu về công cụ đá của văn hóa Hòa Bình và văn hóa Sơn Vi. Luận án tiến sĩ của ông nghiên cứu về khảo cổ học ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mê Kông - Đồng Nai.
PGS-TS Nguyễn Giang Hải cho biết, do cả hai vợ chồng ông Nishimura đều gắn bó với Việt Nam nên gia đình có nguyện vọng thực hiện việc tang lễ theo nghi thức của một người Việt. Do đó, dự kiến sau lễ truy điệu, hỏa táng tại đài hóa thân Hoàn Vũ, tro cốt của ông mới được cha mẹ mang về Nhật Bản.
PGS-TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học, cho biết Viện Khảo cổ học sẽ đứng ra tổ chức tang lễ cho nhà khảo cổ học này.
Trinh Nguyễn
>> Khảo cổ học “nhón chân” vào thế giới phẳng
>> Khảo cổ 2012: Hố thiêng ở Phong Lệ
>> Những phát hiện khảo cổ 2012 - Dấu vết cung Động Nhân
>> Những phát hiện khảo cổ 2012: Bát đĩa Phật giáo ở Hoàng thành
Bình luận (0)