Bốn căn cứ để lấy phiếu tín nhiệm

10/06/2013 12:05 GMT+7

* Danh sách 47 chức danh chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm (TNO) Sáng nay 10.6, Quốc hội (QH) họp phiên toàn thể tại hội trường bắt đầu nội dung lấy phiếu tín nhiệm. Phát biểu điều hành phiên họp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc lấy phiếu tín nhiệm lần này là việc “rất hệ trọng”, đang được đồng bào cử tri cả nước theo dõi sát sao xem QH làm việc thế nào.

(TNO) Sáng nay 10.6, Quốc hội (QH) họp phiên toàn thể tại hội trường bắt đầu nội dung lấy phiếu tín nhiệm. Phát biểu điều hành phiên họp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc lấy phiếu tín nhiệm lần này là việc “rất hệ trọng”, đang được đồng bào cử tri cả nước theo dõi sát sao xem QH làm việc thế nào.

>> Bị tín nhiệm thấp sẽ chủ động xin từ chức
>> Hai tiêu chuẩn để được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm
>> ĐBQH sẽ thảo luận trước khi bỏ phiếu tín nhiệm
>> Trong sáng, công tâm, khách quan khi bỏ phiếu tín nhiệm
>> Tín nhiệm thấp có thể bị bãi nhiệm ngay cuối kỳ họp đầu tiên lấy phiếu
>> Không đạt tín nhiệm phải có người thay thế ngay
>> Người dân được đánh giá tín nhiệm lãnh đạo trước khi lấy phiếu

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đây là lần đầu tiên QH thực hiện quyền giám sát tối cao về công tác nhân sự theo quyền của mình.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các ĐB “cân nhắc, thận trọng, khách quan, công tâm và đặc biệt chính xác” khi đánh giá tín nhiệm các chức danh chủ chốt do QH bầu hoặc phê chuẩn.

Ông Hùng cũng nêu rõ 4 căn cứ để đánh giá tín nhiệm, gồm: Báo cáo tự đánh giá của các vị được lấy phiếu; Kết quả hoạt động của QH thông qua chức năng nhiệm vụ của mình để nghe, xem xét, quyết định qua tổ chức tiếp xúc cử tri, giám sát, chất vấn, báo cáo giải trình; Đánh giá của bản thân mỗi ĐBQH; và căn cứ quan trọng thứ tư là tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại.

“Từ tình hình này nói lên nỗ lực và những yếu kém tồn tại chưa khắc phục được. Đây cũng là căn cứ, là thông tin rộng khắp đồng bào cử tri cả nước đều biết, là căn cứ để có được đánh giá toàn diện với hoạt động của nhà nước”, Chủ tịch QH nói.

Trong 4 căn cứ để lấy phiếu nói trên, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đánh giá của bản thân mỗi ĐB là căn cứ quan trọng nhất. “Sự công tâm và khách quan sẽ quyết định chất lượng hoạt động hệ trọng này”, ông lưu ý.

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm lần này sẽ dựa trên 4 bước, trước hết là biểu quyết thông qua danh sách các vị lấy phiếu; tiến hành thảo luận ở các đoàn; Ủy ban TVQH sẽ giải trình báo cáo thảo luận này; bước cuối cùng là bầu ban kiểm phiếu, bỏ phiếu.

“Sáng 11.6 sẽ công bố kết quả và thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, nội dung này sẽ được công bố công khai và đương nhiên sẽ đến đồng bào cả nước”, ông Hùng khẳng định.

Về chức danh được lấy phiếu tại kỳ họp này, vì tiêu chí để lấy phiếu là người phải đang giữ chức vụ được QH bầu và phê chuẩn, hai là có thời gian giữ chức vụ đó tương đương 1 năm trở lên nên Chủ tịch QH cho biết các ông Vương Đình Huệ (nguyên Bộ trưởng Tài chính), Đinh Tiến Dũng (tân Bộ trưởng Tài chính) và Nguyễn Hữu Vạn (tân Tổng Kiểm toán Nhà nước) sẽ không nằm trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm lần này.

Danh sách các vị trong diện lấy phiếu đã được QH biểu quyết thông qua sau đó với 95,58% vị tán thành.

47 vị trí chủ chốt được lấy phiếu tín nhiệm

Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước

Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng

 

Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước

Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao

Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

 

Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội

Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội

Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội

Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội

Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội.

Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội

Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội

Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội

Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội

Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc

Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội

 

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng

Ông Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng

Ông Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng

Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an.

Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng

Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Nội vụ

Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội

Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp

Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng

Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương

Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao

Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ

Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông

Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải

Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế

Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ

Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư

Bảo Cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.