“Tôi cảm thấy tồi tệ khi Nhật Bản bán công nghệ nhà máy điện hạt nhân ra nước ngoài và tôi phản đối điện hạt nhân”, theo AFP ngày 11.6 dẫn lời bà Akie trong một cuộc họp kín hồi tuần rồi.
“Tôi thừa nhận rằng công nghệ điện hạt nhân là một công nghệ quan trọng của Nhật Bản. Nhưng tôi nghĩ rằng Nhật Bản nên sử dụng một phần ngân sách dành cho điện hạt nhân để phát triển các loại năng lượng sạch và xuất khẩu công nghệ năng lượng sạch của Nhật Bản ra nước ngoài”, cũng theo bà Akie.
Điện hạt nhân là một vấn đề nhạy cảm tại Nhật Bản kể từ sau trận động đất, sóng thần ngày 11.3.2011 khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị thiệt hại nghiêm trọng, dẫn đến rò rỉ phóng xạ, được báo đài thế giới gọi là một thảm họa hạt nhân trong vòng 25 năm qua.
Mặc dù vướng phải nhiều sự phản đối từ người dân và đảng đối lập, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe vẫn kiên quyết cho khởi động lại hai lò phản ứng hạt nhân bị sự cố tại Fukushima khi chúng được đảm bảo là an toàn.
Theo AFP, Nhật Bản có 50 lò phản ứng hạt nhân để sản xuất điện hạt nhân.
Chính phủ Nhật Bản gần đây lên kế hoạch tăng gấp ba lần xuất khẩu công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng, lên đến mức 300 tỉ USD/năm, trong đó có xuất khẩu công nghệ lò phản ứng hạt nhân, nhằm tăng cường phát triển kinh tế.
Hồi tháng trước, Nhật và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tokyo cũng chấp thuận xúc tiến các buổi hội đàm về hợp tác phát triển các chương trình hạt nhân dân sự với Ấn Độ.
Phúc Duy
>> Trung Quốc muốn cùng Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân “nổi”
>> Nhật sẽ ngưng dùng điện hạt nhân vào năm 2030
>> Công nhân nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị buộc nói dối
>> Nhât Bản ngưng sản xuất điện hạt nhân trong hơn 2 tháng
>> Nước nhiễm xạ rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản
>> Thổ Nhĩ Kỳ xây nhà máy điện hạt nhân với công nghệ Nga
Bình luận (0)