>> Nữ phi hành gia đầu tiên muốn đến sao Hỏa ở tuổi 76
>> Trung Quốc gửi nữ phi hành gia thứ hai vào quỹ đạo
>> Thanh niên Việt Nam xoay 360 độ cùng thử thách Phi Hành Gia
>> Bạn trẻ tranh luận quyết liệt vì hiện tượng phi hành gia
>> Tàu Soyuz đưa ba phi hành gia về nhà an toàn
>> Ba phi hành gia được đưa "tốc hành" đến ISS
>> Nga đưa nữ phi hành gia lên không gian trong năm 2014
>> Ông Ahmadinejad muốn làm phi hành gia đầu tiên của Iran
|
Xuất hiện với tư cách đại sứ của chương trình Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ (Công ty AXE APOLO và Thành đoàn TP.HCM phối hợp tổ chức), trung tướng Phạm Tuân đã giải đáp những thắc mắc của các bạn trẻ về chuyến du hành vào vũ trụ.
Trước giờ bay, tôi vẫn ngủ say sưa
“Gần tròn 33 năm về trước, ngày 23.7.1980 tôi bay vào vũ trụ trụ cùng với nhà du hành vũ trụ Viktor Vassilyevich Gorbatko.
Con tàu được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37 và trở về Trái đất ngày 31.7.1980 trên tàu Soyuz 36. Tôi thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Salyut 6 cùng với hai nhà du hành vũ trụ người Nga khác. Cảm giác thật là khó diễn tả. Vinh dự lắm chứ, mình là người đầu tiên đại diện cho châu Á bay vào vũ trụ”, trung tướng Phạm Tuân bắt đầu câu chuyện.
“Cảm giác mình đang ngồi trên một khối thuốc nổ cũng thật thú vị. Tôi đang cách xa trái đất 400 - 500 km. Máu dồn lên não, mọi thứ xung quanh quay mòng mòng. Nhưng các bạn thấy đấy. Mọi thứ vẫn ổn hết thôi. Nếu chúng ta được rèn luyện kỹ và sẵn sàng”.
|
Các sinh viên tò mò muốn ông nói rõ hơn về cảm giác trước chuyến đi, ông có hồi hộp không, lo sợ là mình… vĩnh viễn không trở lại không, trung tướng Phạm Tuân cười: “Chẳng có gì là không thể xảy ra. Các bạn học toán là biết xác suất đấy, đúng không. Nhưng mà mình có ý chí, can đảm, luôn luôn phải bình tĩnh, mọi thứ đều sẽ êm đẹp”.
“Tôi nghĩ người Việt Nam chúng ta quá can đảm và bình tĩnh. Phẩm chất của con người Việt Nam được rèn luyện qua những năm tháng chiến tranh, do đó trước mọi thử thách chúng ta đều sẵn sàng đón nhận. Tôi còn nhớ, chúng tôi bay buổi chiều. Trưa hôm đó, trong khi người đồng hành của tôi là phi hành gia Gorbatko đã cạo râu xong xuôi, thay quần áo chỉnh tề, ông đi tìm tôi, tôi vẫn ngủ ngon lành. Ông ta quát: Tại sao giờ này anh vẫn có thể ngủ ngon thế được? Tôi hồi hộp đến không thể nhắm mắt”, trung tướng Phạm Tuân khiến hàng trăm sinh viên đang theo dõi câu chuyện của ông đồng loạt vỗ tay.
|
Sinh viên Việt Nam hoàn toàn có thể bay vào vũ trụ
Đó là khẳng định của trung tướng Phạm Tuân trong buổi nói chuyện với các bạn trẻ Hà Nội trong sáng nay.
Ông cho hay, để trở thành phi hành gia không nhất thiết phải có cơ bắp, cao lớn.
Tuy nhiên, các bạn trẻ cần rèn luyện về sức khỏe, trí tuệ và đặc biệt là ý chí. “Sinh viên có tri thức, có sức khỏe, có quyết tâm, ý chí, bản lĩnh, muốn bay là có thể bay được. Con người Việt Nam hoàn toàn có thể bay vào vũ trụ, hoàn toàn có thể chinh phục vũ trụ”, trung tướng Phạm Tuân nói.
Là đại sứ của chương trình tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ, trung tướng Phạm Tuân cho biết, đây là một chương trình hay, khuyến khích sinh viên Việt Nam có kiến thức, muốn chinh phục không gian tham gia vào chương trình.
|
“Trước đây chuyến bay của tôi vào vũ trụ có ý nghĩa chính trị và ý nghĩa khoa học công nghệ. Năm 1980, chúng ta vừa thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, chúng ta được bay vào vũ trụ, như vậy là minh chứng cho thế giới, Việt Nam có mọi sức mạnh. Bây giờ, hòa bình, kinh tế vững vàng, các bạn trẻ Việt Nam còn chờ đợi gì mà không thể hiện trách nhiệm với đất nước, chinh phục vũ trụ, thể hiện vị thế Việt Nam thời đại mới?”, trung tướng Phạm Tuân nhắn nhủ thế hệ trẻ.
Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ Chương trình dưới sự tổ chức của Công ty AXE APOLO và Thành đoàn TP.HCM, được tiến hành tại 4 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. Chỉ cần có quốc tịch Việt Nam, độ tuổi từ 18-35, không phân biệt nam hay nữ, đều có thể trở thành ứng viên. Tại Hà Nội, trung tâm đăng ký và diễn ra các phần thi thử thách các thí sinh diễn ra tại Đại học bách khoa Hà Nội (cổng Parabol, đường Giải Phóng trong 2 ngày, 15-16.6.2013). Tham gia vòng loại, các ứng viên buộc phải vượt qua 4 trong 5 thử thách: Thăng bằng không gian; Bước nhảy không gian; Trọng lực mặt trăng; Buồng xoay đa chiều; Đảo ngược không gian. 50 thí sinh xuất sắc nhất sẽ vào phần thi thể lực, tiếng Anh. Chương trình truyền hình thực tế sau cùng sẽ quyết định ai là người Việt Nam thứ 2 đủ điều kiện bay vào vũ trụ. |
Bài, ảnh: Thúy Hằng - Trinh Nguyễn
Bình luận (0)