Kỳ thi đại học năm 2013 ở Trung Quốc diễn ra vào ngày 7 và 8.6, với hơn 9 triệu lượt thí sinh tham gia. Trước kỳ thi, Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố sẽ ngăn chặn mọi hình thức gian lận. Theo đó, thí sinh làm bài trong phòng thi có trang bị máy quay và thiết bị giám sát khác. Ngoài ra, Bộ này còn phối hợp cảnh sát và các ban ngành thực hiện chiến dịch dẹp nạn bán đề thi, thiết bị gian lận… Những thí sinh vi phạm quy chế thi sẽ bị đánh rớt và bị đánh dấu vào hồ sơ để các trường và chủ lao động sau này tham khảo. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thí sinh cố tình vi phạm và phụ huynh cũng hưởng ứng theo, chống lại giám thị.
|
Từ chối nhận hối lộ… cũng bị đánh
Trong kỳ thi ĐH vừa qua, TP.Chung Tường thuộc tỉnh Hồ Bắc là một trong những nơi giám thị thực hiện nghiêm túc quy chế thi, theo báo Southern Weekend. Giám thị dùng thiết bị phát hiện kim loại xem thí sinh có cất giấu điện thoại và máy phát tín hiệu được thiết kế giống cục tẩy đầu viết chì. Bên ngoài trường có một nhóm giám thị kiểm tra xung quanh để bắt những người tìm cách truyền câu trả lời cho thí sinh. Ít nhất 2 nhóm bị phát hiện khi cố tìm cách liên lạc với thí sinh từ một khách sạn đối diện cổng trường.
|
Ngay sau khi đợt thi kết thúc vào ngày 8.6, một nhóm phụ huynh xông vào trường để phản đối. “Tôi đón con trai vào lúc trưa và nó bắt đầu kêu ca. Tôi hỏi nó chuyện gì xảy ra, nó nói một giáo viên kiểm tra người nó và tịch thu điện thoại trong quần lót của nó”, một phụ huynh phản đối với cảnh sát. Nhiều giám thị mắc kẹt trong trường do học sinh ném đá vào cửa sổ. Những giáo viên mắc kẹt bên trong chỉ còn cách kêu cứu. Một giám thị nhắn qua điện thoại: “Chúng tôi bị mắc kẹt trong phòng. Học sinh đang đập phá và cố xông vào”. Một giám thị khác họ Lý bị phụ huynh họ Triệu nổi giận đánh vào mũi vì ông Lý đã tịch thu điện thoại di động của con ông và từ chối nhận hối lộ để đưa lại điện thoại. Ông Triệu sau đó biện hộ với cảnh sát: “Tôi mong con trai tôi sẽ làm bài tốt trong kỳ thi này. Giám thị đó làm ảnh hưởng tới việc làm bài của nó, nên tôi nổi giận”. Bên ngoài, khoảng 2.000 người đập xe và kêu la: “Chúng tôi muốn công bằng. Không có công bằng nếu mấy người không để chúng tôi gian lận”. Sau đó, hàng trăm cảnh sát phong tỏa trường học và chính quyền địa thương cũng cho rằng “do giám thị quá nghiêm khắc nên nhiều thí sinh đã không làm bài tốt”.
Theo một số người phản đối, nạn gian lận trong thi cử đang tràn lan ở Trung Quốc, do đó việc buộc thí sinh làm bài thi mà không có sự trợ giúp khiến con họ bị thiệt thòi.
Cấm mặc áo ngực có kim loại
Cũng nhằm bảo đảm kỳ thi đại học nói trên công bằng, ngành giáo dục tỉnh Cát Lâm và TP.Hạ Môn của tỉnh Phúc Kiến thực hiện chính sách “kỳ thi im lặng”. Theo đó, thí sinh bị cấm mang vào phòng thi bất kỳ thứ gì liên quan đến kim loại. Thí sinh nữ không được mặc cả áo ngực có móc cài kim loại, vì có thể khiến máy phát hiện kim loại phát ra tiếng bíp. Khi kiểm tra, thí sinh nào bị máy dò kim loại phát ra tiếng bíp thì sẽ không được vào phòng thi. Do đó, theo Hoàn Cầu thời báo, giáo viên khuyến cáo nữ sinh nên mặc áo ngực thể thao không có móc cài kim loại và quần có lưng co giãn thay vì dùng khóa kéo. Một quan chức giáo dục tỉnh Cát Lâm cho Hoàn Cầu thời báo hay chính sách nói trên, vốn khắt khe hơn năm ngoái, nhằm thắt chặt quy chế thi và ngăn chặn thí sinh dùng thiết bị không dây để gian lận.
Minh Trung
>> Gian lận thi cử ở Đồi Ngô chưa từng có trong lịch sử loài người
>> Sa thải cảnh sát vì gian lận thi cử
>> Philippines sa thải 13 cảnh sát gian lận thi cử
>> Trường Harvard chấn động với vụ gian lận thi cử lịch sử
>> Lộ thêm clip gian lận thi cử ở trường Đồi Ngô
>> Vụ gian lận thi cử: Kiến nghị cách chức chủ tịch HĐT, cảnh cáo 21 giáo viên
>> Người cung cấp clip gian lận thi cử nói gì?
>> Công khai thêm 3 đoạn phim gian lận thi cử
>> Nộp thêm 6 đoạn phim gian lận thi cử
>> Thí sinh quay phim gian lận thi cử: Công hay tội?
>> Công an cử người bảo vệ thí sinh quay clip gian lận thi cử
>> Sẽ cung cấp cho công an 6 clip gian lận thi cử
>> Thí sinh quay clip gian lận thi cử khủng hoảng tinh thần
>> Một cách chống gian lận thi cử
>> Bắt 62 người bán thiết bị giúp gian lận thi cử
>> Gian lận thi cử thời công nghệ cao
Bình luận (0)