Có gần 14.000 người ở 63 tỉnh, thành được phỏng vấn trực tiếp nhằm ghi nhận sự trải nghiệm của họ đối với việc thực thi chính sách, pháp luật, quy định của các cấp chính quyền địa phương ở 6 nội dung chính: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.
Qua khảo sát, phát hiện của PAPI cho thấy tham nhũng vặt và hối lộ là những vấn đề còn thường trực và có chiều hướng gia tăng.
PAPI cũng đã đo lường phạm vi và quy mô chi phí “lót tay” trong dịch vụ cấp “sổ đỏ” từ 123.000 - 818.000 đồng/lượt/lần; dịch vụ y tế bệnh viện tuyến huyện từ 37.000 - 146.000 đồng/lượt/lần; dịch vụ giáo dục tiểu học công lập từ 98.000 - 572.000 đồng/lượt/lần…
Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Huỳnh Thành Lập cho rằng thực tế qua 2 năm triển khai khảo sát (chỉ số PAPI) cho thấy mức độ hài lòng của người dân về cải cách hành chính đã được cải thiện. Tuy nhiên vẫn cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa về các thủ tục liên quan đến nhà đất, thuế, hải quan…
Trong khi đó, theo TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, chỉ số PAPI sẽ giúp các đại biểu HĐND ở các tỉnh, thành trong cả nước có cách nhìn toàn diện, khách quan về việc hoạch định chính sách pháp luật, việc pháp luật được thực thi ở các địa phương, cũng như cách đánh giá của người dân về hệ thống các cơ quan công quyền ở cấp cơ sở.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó chủ tịch HĐND tỉnh An Giang cũng cho rằng việc nhân rộng công cụ giám sát hiện đại để đảm bảo quyền giám sát, phản biện của người dân, thông qua các cơ quan dân cử là hết sức cần thiết.
Đình Phú
>> Cử tri bức xúc về tham nhũng, khó mua nhà xã hội...
>> Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Kiên trì chống nạn tham nhũng, lãng phí
>> Venezuela bắt một quan chức thuế tham nhũng
>> Lãng phí không kém gì... tham nhũng
Bình luận (0)