Kính viễn vọng ALMA đang cung cấp những chi tiết vô tiền khoáng hậu về sự ra đời của một ngôi sao khổng lồ nằm trong lõi của đám mây lớn cách Trái đất khoảng 10.000 năm ánh sáng.
|
Vật chất đang bị kéo vào trung tâm của đám mây khí dưới tác động của lực hấp dẫn từ ngôi sao đang hình thành, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy and Astrophysics.
“Khả năng quan sát ấn tượng từ ALMA cho phép chúng tôi lần đầu tiên thật sự nhìn thấu được chuyện gì đang xảy ra bên trong đám mây đó”, theo trưởng nhóm Nicolas Peretto thuộc Đại học Cardiff (Wales).
Chuyên gia Peretto cho hay, giới thiên văn học luôn muốn chứng kiến sự hình thành và phát triển của những ngôi sao khồng lồ, và giờ đây họ đã toại nguyện.
“Đây là phôi sao lớn nhất từng được phát hiện trong dải Ngân hà”, ông cho biết, với dự kiến ngôi sao này phải lớn gấp ít nhất 100 lần so với mặt trời của chúng ta, và sáng gấp 1 triệu lần.
Xác suất hiện diện của một ngôi sao như thế chỉ xuất hiện trong mỗi 10.000 trường hợp.
Chúng hiếm gặp vì bạo phát nhưng cũng bạo tàn, có nghĩa là sinh gấp nhưng đời sống lại ngắn ngủi, do vậy đây là dịp may giúp giới chuyên gia có thêm thông tin để hiểu được vai trò của các ngôi sao khổng lồ trong quá trình tiến hóa của dải Ngân hà.
Hạo Nhiên
>> Kích thước thực sự của dải Ngân hà
>> Dải Ngân hà giữa trùng vây hố đen
>> Cận cảnh "cư dân mới" của dải Ngân hà
>> Dải Ngân hà có hố đen mới?
>> Dùng dải Ngân hà làm... GPS
Bình luận (0)