Mỹ đã vài lần dùng kịch bản này để phát đi thông điệp nói trên nhưng chỉ để gia tăng áp lực đối với chính phủ Afghanistan chứ không coi đó là chuyện khả thi. Cả NATO và Kabul cũng nghĩ thế, bởi nếu không có sự tham gia của Mỹ thì NATO không thể đảm đương hết việc huấn luyện cho quân đội Afghanistan. Không có sự huấn luyện này và không tiếp tục dựa vào hình ảnh quân đội Mỹ và NATO thì Afghanistan không thể tự bảo vệ được an ninh, ổn định trước Taliban.
Quan hệ giữa hai bên từ ít lâu nay rất trắc trở và đầy nghi ngờ lẫn nhau. Mỹ cho rằng ông Karzai có những tính toán riêng trái ngược với lợi ích của nước này. Ông Karzai nghi ngờ Washington đi đêm với Taliban. Vì thế, hòa đàm giữa các bên liên quan về giải pháp chính trị cho Afghanistan chưa thể được bắt đầu. Ngay cả đàm phán giữa Mỹ và Afghanistan về thỏa thuận hợp tác an ninh mới cho thời kỳ sau 2014 hiện vẫn bế tắc trong khi hai bên không còn nhiều thời gian.
Cả ứng xử của ông Karzai lẫn suy tính của ông Obama đều không thể phù hợp với lợi ích của cả hai. Qua đó có thể thấy hiện Mỹ hậm hực thế nào về ông Karzai và dùng việc dọa thật để tránh buộc phải làm thật như vậy.
La Phù
>> Giận Afghanistan, Mỹ xem xét rút hết quân về nước
>> Taliban tấn công Phủ tổng thống Afghanistan
>> Mỹ bán phế liệu số thiết bị trị giá 7 tỉ USD ở Afghanistan
>> Afghanistan bực bội Mỹ về đề xuất đàm phán với Taliban
>> Mỹ mua trực thăng Nga cho quân Afghanistan
>> Taliban tấn công thủ đô Afghanistan
>> Rơi máy bay vận tải ở Afghanistan, 7 người chết
Bình luận (0)