Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết những tuần gần đây có nhiều ca nhập viện do rắn độc cắn, có thời điểm 3 - 5 ca/tuần, đa số đến từ Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Sơn La. Hiện có 3/5 ca đang phải thở máy.
>> Bị rắn độc cắn, sơ cấp cứu thế nào?
Tiến sĩ Sơn lưu ý, nọc rắn độc có thể gây hoại tử da, cơ; liệt cơ nếu cấp cứu chậm có thể tử vong. Khi bị rắn độc cắn cần băng ép tại nơi có vết cắn (không nặn máu, không quấn ga rô chặt) và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa. Đặc biệt lưu ý, không uống thuốc giải độc của các thầy lang vì nhiều trường hợp nhập viện đã tử vong do đã sử dụng các bài thuốc này nên chậm tới bệnh viện.
Các tháng hè thường là thời điểm các ca nhập viện do rắn độc cắn tăng rất cao, người dân cần lưu ý phòng tránh, đặc biệt người sống gần ruộng, ao, bụi cây… nơi rắn thường trú ngụ.
Liên Châu
>> Cấp cứu thành công nạn nhân bị rắn độc cắn
>> Nạn nhân bị rắn độc cắn thoát chết hy hữu
>> Bị rắn độc cắn hôn mê
>> Cứu sống bệnh nhân bị rắn độc cắn
>> Nhập viện vì rắn độc cắn
>> Bị rắn độc cắn trong khi ngủ
Bình luận (0)