Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ hợp nhất chức năng của các lực lượng Hải giám, lực lượng Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an Trung Quốc trước đây, lực lượng Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp và cảnh sát chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.
Tờ Thời báo Hoàn cầu, việc chia tách trước đây không cho phép lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc trang bị nhiều vũ khí uy lực như hiện tại.
Trước đây, ngoại trừ Hải giám, các lực lượng còn lại không được phép trang bị các vũ khí uy lực như hiện nay.
|
Trong bài bình luận trên tờ PLA Daily, chuyên gia Trương Quân Sự viết rằng Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ có “phương tiện chấp pháp hợp lý và hợp luật”.
Lực lượng trực thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc sẽ “phát hiện và xử lý nhanh chóng theo luật những hành động làm tổn hại quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc”, theo ông Trương.
Việc hợp nhất các lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này có các tranh chấp chủ quyền căng thẳng ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Ông Trương đe dọa lực lượng mới sẽ xử lý xung đột tại các vùng biển tranh chấp theo luật Trung Quốc.
Điều này “sẽ thể hiện cho cộng đồng quốc tế thấy Trung Quốc có quyền tài phán không thể tranh cãi tại các vùng biển đó”, ông Trương viết.
Theo tường thuật của truyền thông Trung Quốc, Cảnh sát biển nước này sẽ có 11 liên đội tàu và hơn 16.000 nhân viên.
Chuyên gia Gary Li thuộc công ty nghiên cứu và phân tích IHS nhận định việc thành lập Cảnh sát biển sẽ “có tác động đáng kể đến các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và biển Hoa Đông, xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Trường Sa”.
Nhà nghiên cứu Arthur Ding thuộc Đại học Chính trị ở Đài Loan nói với AFP các cuộc tuần tra của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và biển Đông nhiều khả năng sẽ trở nên “thường xuyên và mạnh mẽ hơn” trong thời gian tới.
“Việc cưỡng chế cái gọi là những hành động trái phép nhiều khả năng sẽ tăng lên, và va chạm với các nước láng giềng dự kiến sẽ gia tăng”, ông Ding viết.
Theo ông này, năng lực trên biển của Trung Quốc đã được tăng cường trong những năm gần đây và nước này đã trang bị nhiều tàu lớn có tầm hoạt động xa hơn, có khả năng tuần tra gần các vùng biển tranh chấp trong thời gian dài hơn.
Sơn Duân
>> Trung Quốc lại điều tàu hải giám đến Senkaku/Điếu Ngư
>> 18 tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp Philippines ở biển Đông
>> Thêm tàu hải giám Trung Quốc đến bãi Cỏ Mây ở Trường Sa
>> Quân đội Trung Quốc sẽ yểm trợ cho hải giám
>> Tàu hải giám Trung Quốc bị tố nhắm súng máy vào tàu cá Nhật
>> Tàu hải giám Trung Quốc lại xuống biển Đông
>> Tết đến, Trung Quốc đưa tàu hải giám tuần tra biển Đông
Bình luận (0)