>> NATO ở đâu trong xung đột Thái Bình Dương ?
Theo tạp chí Kanwa Asian Defence, trong một báo cáo chiến lược địa chính trị nội bộ gần đây của PLA, các tác giả nhắc đi nhắc lại rằng tình hình biển Đông hiện trở nên căng thẳng dưới sự tiếp tay của Mỹ và Pháp.
Sự xuất hiện của Pháp trong báo cáo nội bộ của PLA gây nhiều thắc mắc. Tuy nhiên, tờ Kanwa Asian Defence số tháng 8 dẫn lời những chuyên gia chiến lược của Trung Quốc cho hay Bắc Kinh hiện rất lo ngại về sự trỗi dậy của chủ nghĩa can thiệp Pháp ở châu Á.
Cường quốc Thái Bình Dương
Lo ngại của Trung Quốc về sự thâm nhập chiến lược vào châu Á của Pháp nảy sinh trong cuộc chiến Libya. Các chiến lược gia của Bắc Kinh tin đây là biểu tượng cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa can thiệp kiểu mới của Pháp. Cuộc khủng hoảng ở Mali mới đây cho thấy Pháp thậm chí đi xa hơn Mỹ khi quyết tâm can thiệp quân sự và triển khai bộ binh. Điều này càng khiến Trung Quốc e dè.
|
Lợi ích nhen nhóm của Pháp tại châu Á - Thái Bình Dương dễ dàng được nhận thấy trong bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6.
Ông Le Drian nhấn mạnh nước Pháp là một cường quốc Thái Bình Dương và nước này có các vùng lãnh thổ trong khu vực. Những vùng lãnh thổ mà ông Le Drian nhắc đến là một số hòn đảo của Pháp tại nam Thái Bình Dương và ông tuyên bố nước Pháp có nghĩa vụ bảo vệ những lãnh thổ này. Mới đây, nhân chuyến thăm Việt Nam của hai chiến hạm Pháp, đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noel Poirier cũng nhấn mạnh Pháp là một cường quốc Thái Bình Dương.
Ông Le Drian cũng đề cập đến biển Đông và cho biết Paris tích cực chú ý đến những diễn biến trong khu vực bất chấp những khó khăn về tài chính và ngân sách quân sự. Ông Le Drian kêu gọi ký kết thỏa thuận về quyền tự do hàng hải tại đây.
Trở lại Đông Á
Pháp cũng lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh qua việc củng cố quan hệ với Nhật và các quốc gia ASEAN, đặc biệt là ba nước Đông Dương truyền thống.
Ngoài ra, Pháp cũng đẩy mạnh hoạt động trao đổi quân sự và xuất khẩu vũ khí đến các quốc gia láng giềng của Trung Quốc.
Vào tháng 6.2013, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có chuyến thăm Nhật. Trong chuyến thăm, ông đã ký một loạt thỏa thuận về hợp tác công nghệ hạt nhân, hợp tác phát triển vũ khí và phối hợp ứng phó tấn công mạng.
Sự chủ động của Pháp trong việc tăng cường quan hệ với các quốc gia châu Á đặt trong bối cảnh về sự can thiệp của NATO tại khu vực này khiến Bắc Kinh cảm thấy không yên tâm.
Dù ông Hollande và ông Le Drian đều nói Pháp cần tăng cường hợp tác chiến lược với Trung Quốc, Pháp nhiều lần làm lơ trước câu hỏi về thời điểm Liên minh châu u dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc.
Trái lại, trong nhiều năm qua, Pháp đã thể hiện lập trường cứng rắn nhằm ngăn chặn Trung Quốc đánh cắp công nghệ vũ khí. Tại các triển lãm quốc phòng Eurosatory và Paris Air Show gần đây ở Pháp, đoàn đại biểu Trung Quốc thậm chí không được phép bước chân vào một số phòng triển lãm nhất định, theo Kanwa Asian Denfence.
Trong lúc Anh, Pháp và Mỹ dồn sự chú ý vào biển Đông và Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc lo ngại Pháp sẽ áp dụng mô hình can thiệp kiểu Libya và Mali nếu các tuyến đường giao thương của họ bị đe dọa, chẳng hạn như thực hiện các sứ mệnh hộ tống.
Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc xem Pháp là một kẻ thù tiềm tàng trong khu vực. Tuy nhiên, sự hiện diện ngày càng gia tăng của Pháp và sau đó là chiếc bóng của NATO ở châu Á - Thái Bình Dương không khỏi khiến Bắc Kinh lo sợ về sự tái hình thành của “Bát quốc liên quân” trên biển.
Sơn Duân
>> Philippines xác nhận nhờ Mỹ tuần tra biển Đông
>> Thượng viện Mỹ cảnh báo Trung Quốc về biển Đông
>> Philippines sẽ điều chuyển binh lực đến sát biển Đông
>> Máy bay trinh sát P3C Orion của Mỹ tuần tra biển Đông
>> Phó tổng thống Mỹ sẽ thẳng thắn về biển Đông
>> Mỹ rộng cửa vào biển Đông
Bình luận (0)