Đó là ý kiến của một số chuyên gia khi giải đáp về hiện trạng dùng bạo lực đang ngày một gia tăng.
Những vụ ẩu đả ngoài phố, trong gia đình xảy ra hằng ngày như cơm bữa khiến cho nhiều người liên tưởng cái ác đang lộng hành, lo lắng về một xã hội mà trật tự luật pháp và đạo đức đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Dưới góc độ pháp lý, nhiều chuyên gia cho rằng hệ thống tổ chức phòng, chống tội phạm trong xã hội dù hoạt động tích cực nhưng hiệu quả còn rất hạn chế, nên bạo lực ngày càng gia tăng.
|
|
Theo luật sư (LS) Nguyễn Minh Tâm (Đoàn LS TP.HCM), một xã hội lành mạnh, trong đó mọi công dân có ý thức thượng tôn pháp luật thì mâu thuẫn sẽ được các bên giải quyết thỏa đáng trên cơ sở tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi xã hội phải có một môi trường pháp lý trong sạch, một hệ thống pháp luật đầy đủ làm công cụ hữu hiệu trong việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể, nói rộng ra là trong quản lý xã hội. Các vụ bạo lực thường bắt đầu từ các sự kiện, có thể là: tranh chấp về dân sự mang tính chất tài sản và phi tài sản, giao dịch trái pháp luật, các hành vi mang tính chất bột phát, nhất thời trong quan hệ xã hội dẫn đến mâu thuẫn xảy ra giữa các cá nhân… Dù luật pháp đã có những quy định cụ thể để giải quyết nhưng nhiều người lại muốn chọn cách xử lý khác mà theo họ là ngắn hơn. Việc xử lý chưa rốt ráo các tranh chấp dân sự, án có hiệu lực vẫn không được thi hành, việc đòi nợ trực tiếp bằng các biện pháp đe dọa dùng bạo lực lại có hiệu quả hơn là khởi kiện ra tòa (!) đã làm giảm sút hoặc mất lòng tin của nhân dân.
“Có trường hợp họ còn thách thức, coi thường và bất chấp pháp luật khi tiền bạc, quyền lực cũng trở thành một lực hấp dẫn, len lỏi vào khắp hang cùng ngõ hẻm, chi phối hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội”, LS Tâm phân tích.
Còn LS Trần Văn Hiếu (Văn phòng LS Người Nghèo) thì lại cho rằng, hành lang pháp lý đã tương đối đầy đủ, nhưng trên thực tế người thực thi pháp luật không thực thi đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật. Tâm lý giải quyết của công an đôi khi không cương quyết, chủ yếu để các bên hòa giải, bồi thường dẫn đến tâm lý người dân nghĩ “cứ có tiền” là xong. “Mới đây có một vụ tranh chấp vốn góp giữa các thành viên trong một công ty xảy ra ở Trà Vinh là một ví dụ. Lãnh đạo công ty mời công an xã xuống can thiệp việc một cổ đông tự ý mang tài sản công ty đi nhưng công an không can thiệp, không nhận đơn tố cáo. Hay như vụ nạn nhân bị xăm con rít lên mặt (ở Vũng Tàu - NV) cũng bồi thường tiền là xong… Những người tuân thủ pháp luật có khi mất hàng chục năm trời để thưa kiện một hành vi trái pháp luật… làm cho nhiều người nản lòng và manh động hơn”, LS Hiếu nói.
Theo các chuyên gia, nạn bạo lực gia tăng đang là một tiếng chuông cảnh báo nguy cơ bất an đối với xã hội. Trong cuộc đấu tranh này cần phải tăng cường các biện pháp phòng, chống theo những cơ chế thích hợp, trong đó có trách nhiệm của các thiết chế quản lý và của cả hệ thống chính trị xã hội.
Lê Nga
>> Bùng phát hành xử kiểu côn đồ
>> Côn đồ dí súng vào đầu, đánh người nhập viện
>> Bắt giam băng côn đồ đại náo làng quê
>> Côn đồ "hỏi thăm" dân quân bằng súng và đao
>> Bị côn đồ xông vào nhà truy sát
Bình luận (0)