Tranh chấp chủ quyền giữa Tây Ban Nha và Anh vốn dai dẳng từ vài thế kỷ nay. Nó trở nên thời sự và sôi động do Gibraltar, đang là lãnh thổ hải ngoại tự trị của Anh, lẫn Tây Ban Nha đều theo đuổi những mưu tính mới.
Về danh nghĩa, căng thẳng tái phát do Gibraltar tự ý phá đá xây dựng một khu bãi ngầm mới. Tây Ban Nha coi việc đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngư dân và đặc biệt không hài lòng khi Gibraltar tự ý thay đổi thực trạng. Nước này thực thi hàng loạt biện pháp gây khó dễ và gia tăng áp lực như tăng cường kiểm soát biên giới, dự định áp dụng lệ phí thị thực khi qua biên giới, đánh thuế tài sản của người dân Gibraltar ở Tây Ban Nha hay phong tỏa không phận lãnh thổ này.
Trong khi mưu tính mới của Gibraltar đơn giản là thể hiện sự độc lập đối với Tây Ban Nha thì mưu tính mới của Madrid đa dạng và sâu sắc hơn. Khuấy động chuyện tranh chấp chủ quyền và thể hiện thái độ không nhượng bộ giúp chính phủ Tây Ban Nha gỡ gạc rất nhiều trong dư luận nội bộ và đánh lạc hướng quan tâm khỏi tình hình kinh tế, tài chính và xã hội khó khăn hiện tại. Chính phủ Tây Ban Nha viện cớ để không còn tuân thủ Hiệp ước Cordoba năm 2006 với Anh và Gibraltar ghi nhận cả ba bên cam kết thương thảo với nhau để giải quyết mọi tranh chấp. Từ đó, Madrid có thể chuyển sang đàm phán trực tiếp với London với vị thế và những con chủ bài mới.
La Phù
>> Thảm họa xe lửa ở Tây Ban Nha
>> Tây Ban Nha thu hàng trăm ngàn viên thuốc nhập lậu từ Trung Quốc, Ấn Độ
>> Bà con xa của vua Tây Ban Nha dính líu đến mafia Trung Quốc
>> Giữ sạch đường phố kiểu Tây Ban Nha
>> Vua Tây Ban Nha từ bỏ du thuyền
>> Tai nạn kinh hoàng ở Tây Ban Nha và Mỹ
Bình luận (0)