Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa: Ngay khi thông tin về nhiều mẫu bún, bánh canh, bánh ướt… có chứa chất tinopal được công bố đã gây tác động liền đến sức mua của những mặt hàng này tại siêu thị. Lượng bún, bánh canh, bánh ướt, bánh hỏi… tươi bán ra sụt giảm mạnh. Thay vào đó, lượng thực phẩm khô ăn liền được làm từ gạo của các thương hiệu tên tuổi như Vina Acecook, Vifon, Asiafood, Thiên Hương, Bích Chi… lại có sức mua tăng lên; tập trung vào sản phẩm như phở Xưa và nay, phở Đệ nhất, bún Hằng Nga, hủ tiếu Nhịp sống, miến Phú Hương… Dù rằng vẫn có nhiều người đặt câu hỏi nghi ngờ rằng bún khô ăn liền liệu có chứa chất cấm độc hại nói trên. Nhưng có lẽ là do thói quen thưởng thức những món ăn được chế biến từ gạo của người dân Việt Nam quá lớn nên không ít người vẫn phải tìm các loại bún khô ăn liền thay thế cho bún tươi.
|
Ông Lê Văn Hùng - Trưởng phòng Marketing của Vina Acecook cũng cho biết, trong thời gian gần đây, đường dây nóng của công ty liên tục nhận được nhiều câu hỏi của người tiêu dùng băn khoăn về việc sản phẩm ăn liền của công ty có sử dụng các hóa chất tinopal, a xít oxalic, natri sulfite và natri benzoat… độc hại hay không. “Là một thương hiệu chiếm đến 60% thị phần thực phẩm ăn liền được làm từ gạo với nhiều sản phẩm như bún, phở, hủ tiếu, bánh canh… Acecook khẳng định sản phẩm của mình hoàn toàn không sử dụng hóa chất nào để tẩy trắng, kể cả tinopal; mà sử dụng công nghệ làm trắng hiện đại của Nhật Bản. Các nguồn nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ, khâu sản xuất cũng được quản lý theo các quy trình nghiêm ngặt: ISO, HACCP, IFS, BRC và các tiêu chuẩn khắt khe của các nước xuất khẩu như Mỹ, Đông u…”, ông Hùng chia sẻ.
|
Tại các siêu thị, bà Phương Thảo cho biết do “không thể giải thích bằng lời” đến từng khách hàng, nên hệ thống siêu thị đã yêu cầu các nhà cung cấp thực phẩm làm từ gạo, nhất là thực phẩm tươi (như Công ty Nguyễn Bính…) phải có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tiện cho việc chọn mua của người tiêu dùng. Không những thế, các siêu thị còn có một bộ phận với dụng cụ test nhanh kiểm tra các chất cấm khác như hàn the, formon…
Sản phẩm ở chợ trong thời gian gần đây cũng được các ban quản lý kiểm tra chặt chẽ hơn. Ông Đỗ Ngọc Chính - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam), khuyên cả người bán và người mua nên bỏ thói quen bán, mua bún chứa trong những bịch nhỏ không có thương hiệu, địa chỉ nhà sản xuất cũng như hạn sử dụng rõ ràng. “Người tiêu dùng chỉ nên mua bún từ những đơn vị có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kể cả bún tươi lẫn bún khô”, ông Chính nói.
Cẩm Nhi
>> Vụ dùng hóa chất sản xuất bún ở Q.8: Phát hiện có hóa chất cấm
>> Đồng Nai: 7/49 mẫu bún, phở có chất tinopal
>> Cần Thơ phát hiện cơ sở sử dụng hóa chất tẩy trắng bún
>> Lại phát hiện bún có chất tẩy trắng tinopal
>> Công bố danh sách các cơ sở sản xuất bún, bánh hỏi chứa tinopal
>> Có 8 mẫu bún chứa hóa chất công nghiệp tinopal
>> Ngăn chặn bún độc
Bình luận (0)