Theo đó, thành phần được hỗ trợ là người có hộ khẩu Đà Nẵng, nếu tàu có nhiều chủ thì giải ngân chia theo tỷ lệ vốn góp. Ngư dân được nhận tiền 2 đợt với mức 500 triệu đồng/tàu công suất 400 - 600 CV, 600 triệu đồng/tàu 600 - 800 CV, 800 triệu đồng/tàu trên 800 CV và miễn phí, lệ phí đăng kiểm.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP.Đà Nẵng Nguyễn Đỗ Tám cho biết đơn vị là đầu mối tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục cho ngư dân, sau khi nhận tiền lần đầu ngư dân phải cam kết sử dụng tàu tối thiểu 7 năm (quy định cũ là 2 năm), nếu phát hiện bán tàu sẽ bị buộc trả lại toàn bộ tiền hỗ trợ. Quy định mới cũng yêu cầu ngoài các tàu “lỡ” đóng ở nơi khác thì từ nay tàu cá được hỗ trợ phải đóng tại Đà Nẵng.
Cũng theo ông Tám, từ năm 2012 đến nay đã hỗ trợ ngư dân 6 tỉ đồng đóng 9 tàu công suất lớn và đang xét duyệt 1 tỉ đồng cho 2 tàu khác. Tuy chưa phát hiện ngư dân bán tàu trục lợi nhưng quy định mới nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng hiệu quả và xây dựng Đà Nẵng có đội tàu mạnh, vươn khơi xa, bám biển dài ngày vừa phát triển kinh tế biển vừa khẳng định chủ quyền biển đảo.
Nguyễn Tú
>> Lúng túng dự án đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân
>> Đóng tàu lớn vươn khơi
>> Công nhân đóng tàu chuyển nghề… đánh cá
>> Hỗ trợ ngư dân bị nạn ở Hoàng Sa đóng tàu cá mới
>> Ngư dân Lý Sơn đóng tàu cá vỏ sắt trọng tải 600 tấn
>> Ngư dân đóng tàu công suất lớn
>> Lãng phí tàu khổng lồ: Bỏ tham vọng cường quốc đóng tàu
Bình luận (0)